Tin mới

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến dự Khai mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc

(Mặt trận) - Tối 2/12, tại Quảng trường Hùng Vương, thành phố Việt Trì, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với tỉnh Phú Thọ tổ chức khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022. Ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam dự và phát biểu tại buổi lễ.

Tổng kết thực hiện Đề án Vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên: 9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên

Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký UBTƯ MTTQ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà thăm và chúc mừng Tòa Giám mục Giáo phận Bắc Ninh nhân Đại lễ Phục sinh 2024

 Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến phát biểu khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022

Với chủ đề “Sắc màu văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc”, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XV năm 2022 diễn ra từ ngày 2 – 4/12 với sự tham gia của 7 tỉnh: Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La. Ngày hội là dịp tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc vùng Tây Bắc trong nền văn hóa thống nhất, đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Thông qua việc tổ chức Ngày hội, Phú Thọ cũng có nhiều cơ hội quảng bá, giới thiệu tiềm năng văn hóa đặc sắc, tiêu biểu của nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ với các tỉnh bạn, với du khách trong và ngoài nước, tăng cường khối đoàn kết, giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức giữ gìn và phát huy trách nghiệm văn hóa dân tộc, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc giữa Phú Thọ với các dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến, Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng tặng hoa, cờ lưu nhiệm cho đại diện các tỉnh có đoàn tham dự Ngày hội 

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc vùng Tây Bắc là di sản quý giá, được lưu truyền qua hàng ngàn năm lịch sử, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và thống nhất của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc Tây Bắc là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của cả hệ thống chính trị, trong đó đồng bào các dân tộc là chủ thể sáng tạo, giữ vai trò quan trọng.

Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cho biết, tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có bài phát biểu rất quan trọng, tâm huyết, tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của văn hóa: văn hóa là hồn cốt của dân tộc, nói lên bản sắc của dân tộc; văn hóa còn thì dân tộc còn. Từ đó đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ đạo 6 nhiệm vụ trọng tâm, 4 nhóm giải pháp chủ yếu nhằm chấn hưng văn hóa, để văn hóa thực sự là “nền tảng tinh thần”, “động lực phát triển” và “soi đường cho quốc dân đi”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong thời gian qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tham mưu cho Đảng và Nhà nước ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch, tổ chức nhiều sự kiện có ý nghĩa sâu sắc, lan tỏa nội dung Hội nghị văn hóa toàn quốc đến với các tầng lớp nhân dân.

Chương trình nghệ thuật tại Ngày hội 

Đánh giá cao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với tỉnh Phú Thọ và các tỉnh trong vùng Tây Bắc tổ chức Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Tây Bắc, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến khẳng định, Ngày hội là dịp để đồng bào trình diễn, giao lưu các tiết mục văn hóa, văn nghệ đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình, qua đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm giữ gìn, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trong vùng Tây Bắc.

“Tôi kỳ vọng hàng trăm diễn viên, nghệ nhân, vận động viên của 7 tỉnh sẽ đem đến Ngày hội những bộ trang phục súng sính, rực rỡ, đa sắc màu; những làn điệu hát Xoan, Then, Cọi, Páo dung, Sình ca đằm thắm, ngọt ngào; những điệu múa Chuông, múa Xòe nhẹ nhàng, uyển chuyển; những tiếng khèn, tiếng sáo rộn ràng, da diết; những tiếng hò reo cổ vũ cho các cuộc kéo co, bắn nỏ, đẩy gậy, tung còn… sẽ tạo nên một ngày hội vui tươi, đoàn kết, thấm đậm tình người Tây Bắc.”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

 

Trong không khí hân hoan của Ngày hội, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp, các ngành, nhất là đồng bào các dân tộc trong vùng Tây Bắc trong quá trình tổ chức Ngày hội phải gắn liền với việc quán triệt, tổ chức thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm; giải pháp chủ yếu trong bài phát biểu rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 và tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và kết luận số 76-KL/TW của Bộ Chính trị, nhằm xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam phát triển toàn diện, hướng đến “chân - thiện - mỹ”, thấm đậm tinh thần dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học.

Nhấn mạnh việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc nói chung, của đồng bào các dân tộc Tây Bắc nói riêng phải xuất phát từ yếu tố tự thân, “mình giữ cho mình chứ không thể nhờ ai giữ cho mình được”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến mong muốn mỗi người cùng nhau thực hiện tốt phương châm: người đi trước truyền lại cho người đi sau; Ông, Bà, Cha Mẹ trao truyền cho con cháu; Cộng đồng học hỏi lẫn nhau, với nhiều cách làm sáng tạo, bền bỉ thì mới gìn giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa đặc sắc, độc đáo của dân tộc mình.

Cùng với sự nỗ lực, cố gắng của đồng bào, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến cũng đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và cả xã hội bằng các việc làm thiết thực, hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của mỗi dân tộc đa dạng, phong phú, thống nhất trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam.

“Phát huy tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch, vừa nâng cao đời sống tinh thần, vừa là cơ hội tạo thêm việc làm, tăng thu nhập của người dân; gắn kết chặt chẽ phát triển văn hóa với phát triển du lịch thì mới đảm bảo tính căn cơ, lâu bền để thực hiện bằng được chủ trương văn hóa phát triển ngang bằng với kinh tế và các lĩnh vực khác.”, Chủ tịch Đỗ Văn Chiến gợi mở.

 
 
 

Ngay sau phần lễ, chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề Cầu vồng trên đất Tổ đã đưa người xem đến nhiều cung bậc cảm xúc khi lần lượt những di sản văn hoá, lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc Tây Bắc được tái hiện trên sân khấu lớn, đầy màu sắc của Ngày hội. Từ màu vàng của mùa lúa chín ruộng bậc thang đến màu của hoa lê, hoa mận mùa xuân Tây Bắc. Đó còn là màu hồng, lam, chàm, tím nơi thắt lưng cong của những cô gái Mông, Tày, Dao Thái… 

Được đầu tư công phu, chương trình nghệ thuật Cầu vồng trên đất Tổ không chỉ mở ra không gian đầy màu sắc mà còn là câu chuyện kể sinh động về cuộc sống đồng bào các dân tộc Tây Bắc ở nhiều địa phương trên cả nước. Với các tiết mục Đất Tổ tôi về, hợp xướng Mở hội Tây Bắc, Vì em là Điện Biên, hát xoan Mó Cá… những thanh âm vang vọng nhưng không kém phần ngọt ngào đã giúp các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên thể hiện sự tự hào về những nét đặc trưng trong văn hoá của dân tộc mình.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản