Tin mới

Công tác bầu cử phải đảm bảo đúng quy định pháp luật

(Mặt trận) - Chiều 30/3, đoàn công tác của Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam do ông Nguyễn Hữu Dũng làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát về công tác chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội (QH) khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2021 - 2026 tại tỉnh Bình Phước.

Dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn: Phát triển hài hòa và gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn

MTTQ các cấp tỉnh Yên Bái giám sát sâu từng lĩnh vực của đời sống

Lựa chọn nội dung giám sát phù hợp, không nể nang, né tránh

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại cuộc làm việc 

Báo cáo với đoàn công tác, bà Huỳnh Thị Bé Năm, Phó đốc Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước cho biết, công tác chuẩn bị bầu cử được tỉnh thực hiện đúng tiến độ, đúng luật. Tính đến ngày 14/3/2021, Ủy ban bầu cử (UBBC) tỉnh đã nhận được 9 bộ hồ sơ của những người ứng cử đại biểu QH, 99 bộ hồ sơ người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh; UBBC các huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận 655 bộ hồ sơ; UBBC các xã, phường, thị trấn (gọi chung cấp xã) nhận 4.953 bộ hồ sơ.

Trong số những bộ hồ ứng cử trên, số đại biểu QH được bầu tại tỉnh là 6; đại biểu HĐND tỉnh được bầu 60, cấp huyện được bầu 354 đại biểu, cấp xã có số lượng đại biểu được bầu là 2.769. Bình Phước đã tiến hành hiệp thương lần thứ 2 để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử.

Theo bà Lã Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp cũng đã thống nhất kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhận xét, tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với những người ứng cử; phân công cán bộ liên hệ trực tiếp với các địa phương trong và ngoài tỉnh, nơi có người ứng cử cư trú để thống nhất về thời gian, nội dung và gửi danh sách, tiểu sử tóm tắt người ứng cử cho Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã nơi những người cư trú thường xuyên để tổ chức việc lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri theo quy định.

Đến nay, UBBC tỉnh Bình Phước chưa nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo đối với những người ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp. Dịp này, UBBC Bình Phước cũng kiến nghị xem xét cấp bổ sung kinh phí cho tỉnh bởi hiện tỉnh còn gặp nhiều khó khăn do địa bàn có lượng cử tri tham gia bầu cử tăng nhanh. Bên cạnh đó tỉnh còn có diện tích lớn, đường biên giới dài nên kinh phí để tổ chức bầu cử sẽ lớn hơn kinh phí được duyệt.

Tuy nhiên, bà Huỳnh Thị Hằng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Phước cho rằng, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác chuẩn bị bầu cử vẫn thiếu sót. Trong thời gian tới, Lãnh đạo tỉnh Bình phước và UBBC tỉnh sẽ quyết liệt chỉ đạo thực hiện, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu.

Quang cảnh cuộc làm việc 

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đánh giá, công tác chuẩn bị bầu cử của tỉnh Bình Phước được thực hiện khá bài bản, kịp thời, nghiêm túc, trách nhiệm, ít vướng mắc.

“Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và UBBC các cấp đã triển khai các bước trong công tác nhân sự, hiệp thương một cách thận trọng, chặt chẽ; mở rộng dân chủ, phát huy trách nhiệm của các tổ chức giới thiệu người ứng cử và tiếp nhận hồ sơ ứng cử, tự ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp. Qua kết quả hiệp thương lần thứ hai cho thấy, các cơ cấu thành phần, tỷ lệ cơ cấu kết hợp đều đảm bảo cao hơn so với quy định của Trung ương; chất lượng người ứng cử được nâng lên so với nhiệm kỳ 2016-2021”, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng đề nghị, thời gian tới, Bình Phước cần tổ chức tốt việc lấy ý kiến cử tri nơi cư trú đối với người ứng cử. Trong đó, tiến hành Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn để ứng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND các cấp. Tổ chức để người ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND các cấp gặp gỡ, tiếp xúc cử tri thực hiện vận động bầu cử, báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu trúng cử đại biểu QH, đại biểu HĐND. Vừa đảm bảo cơ cấu, số lượng, nhưng điều quan trọng vẫn là chất lượng.

Đồng thời, ông Nguyễn Hữu Dũng lưu ý, tỉnh chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ bầu cử; đảm bảo đúng luật, dân chủ, tiết kiệm và trật tự an toàn trong ngày bầu cử. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử bằng nhiều hình thức đa dạng, nội dung phong phú nhằm tuyên truyền về cuộc bầu cử, nhất là ý nghĩa của cuộc bầu cử, danh sách những người ứng cử. Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội và y tế, phòng, chống sự phá hoại; đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch bằng các biện pháp cần thiết.

“Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát tại chỗ của địa phương đối với công tác chuẩn bị bầu cử. Đặc biệt chú ý khâu vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống Covid-19, cháy nổ trước, trong ngày bầu cử, ... cách ly dịch bệnh (nếu có), chủ động có phương án dự phòng. Phòng chống thiên tai, cháy nổ có hiệu quả để bảo đảm tổ chức ngày bầu cử thành công, an toàn và tiết kiệm. Đặc biệt cần rà soát lại để bổ sung các quy trình chuẩn bị được hoàn thiện hơn; quan tâm đến tâm tư, ý kiến của người dân, thậm chí tiếp nhận những phản ánh tiêu cực về người ứng cử (nếu có) và kiên quyết loại bỏ những người không đủ tiêu chuẩn, phẩm chất của người đại diện cho tiếng nói nhân dân”, Trưởng đoàn kiểm tra, giám sát mong muốn.

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng phát biểu tại buổi làm việc tại huyện Bù Đăng. 

Trước đó, đoàn công tác đã có buổi kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị bầu cử tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.

Tại đây, ông Trần Thanh Hòa, Phó bí thư huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch UBBC huyện đã báo cáo cho biết, tính đến thời điểm hiện nay, huyện đã triển khai thực hiện các chỉ đạo triển khai công tác bầu cử, trong đó đã hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ; thành lập và hoạt động các tổ chức phụ trách bầu cử. Kết thúc ngày 14/3/2021, UBBC cử huyện đã nhận 59 bộ hồ sơ giới thiệu ứng cử ĐBQH; UBBC cấp xã nhận 710 bộ hồ sơ. Kết quả, ở cấp huyện và cấp xã đã thống nhất số hồ sơ người ứng cử trên.

Theo ông Huỳnh Hữu Thiết, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo công tác bầu cử, Bù Đăng là huyện lớn và có dân số đông của tỉnh, trong đó chiếm tới 40% là đồng bào dân tộc thiểu số nên công tác chuẩn bị và tổ chức ngày bầu cử sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng tinh thần của chúng tôi là chủ động mọi việc, mọi tình huống để ngày bầu cử được an toàn, hiệu quả.

Thay mặt đoàn công tác, ông Nguyễn Hữu Dũng ghi nhận sự chỉ đạo kịp thời, đầy đủ nhằm thực hiện tốt những khẩu cơ bản về công tác bầu cử của huyện. Phó Chủ tịch đề nghị, lãnh đạo huyện Bù Đăng tiếp tục sát sao trong công tác chuẩn bị bầu cử để hoàn thiện những thiếu sót, những điều hạn chế mà đoàn công tác đã chỉ ra.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản