Tin mới

Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam luôn quan tâm phát huy nguồn lực của tôn giáo trong đời sống xã hội

(Mặt trận) - Ngày 9/8, tại thành phố Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đây là sự kiện quan trọng nhằm tôn vinh, biểu dương các vị chức sắc tiêu biểu, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo và khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với công tác tôn giáo cùng những chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của Nhà nước ta.

Tổng kết thực hiện Đề án Vận động hỗ trợ làm nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên

Chuẩn bị tốt nhất cho kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Alo Chào buổi sáng - VTV1 - 29/03/2024 - Nộp tiền 3 năm, chưa được nhận nhà

Chủ trì buổi gặp mặt

Tham dự buổi gặp mặt có ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương; ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; ông Mai Tiến Dũng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP; ông Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư thành ủy Đà Nẵng; ông Ngô Sách Thực, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng cùng 126 chức sắc, chức việc tiêu biểu cho 43 tổ chức tôn giáo trên cả nước.

Đồng sức, đồng lòng

Phát biểu khai mạc buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, chức sắc, chức việc các tôn giáo và đồng bào có đạo luôn đồng sức, đồng lòng, vượt qua mọi hy sinh, gian khổ, đóng góp cả về vật chất và tinh thần, thậm chí hy sinh cả xương máu của mình để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Trong thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước hiện nay, chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam đã và đang chung tay cùng các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi gặp mặt

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, mỗi tôn giáo ở nước ta tuy có lịch sử hình thành và đặc điểm khác nhau, nhưng mọi tôn giáo đều tồn tại trong lòng dân tộc, lợi ích của từng tôn giáo cũng gắn liền với lợi ích của quốc gia, dân tộc. Chính vì vậy, đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo là những chủ trương cơ bản của Đảng, Nhà nước ta về tín ngưỡng tôn giáo.

“Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, tôn giáo, trong đó Người đặc biệt quan tâm đến tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thực hiện đoàn kết tôn giáo ở nước ta. Thực hiện lời dạy của Người, những năm qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách và pháp luật về tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành thực hiện thống nhất quan điểm về công tác tôn giáo, phát huy nguồn lực của tôn giáo trong đời sống xã hội”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Quang cảnh buổi gặp mặt, biểu dương chức sắc, chức việc tôn giáo có đóng góp tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của các tổ chức tôn giáo và đồng bào có đạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt là những tấm gương điển hình là chức sắc, chức việc và đồng bào có đạo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, cuộc gặp mặt hôm nay là minh chứng sinh động cho sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam đối với các tôn giáo và chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhà nước ta, nhằm phát huy các nguồn lực tôn giáo, góp phần nâng cao sức mạnh tổng hợp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mong muốn với tinh thần chia sẻ, thấu hiểu của cuộc gặp hôm nay sẽ càng tác động tích cực đến đường hướng hành đạo của các tổ chức tôn giáo, thúc đẩy các hoạt động tôn giáo phù hợp với chính sách pháp luật của Nhà nước, với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của dân tộc và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của nhân dân.

Tôn giáo luôn gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc

Báo cáo vai trò của các tổ chức tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng cho biết, tính đến đến tháng 8/2019, nhà nước ta đã công nhận và cấp đăng ký hoạt động cho 43 tổ chức tôn giáo thuộc 16 tôn giáo. Hiện nay trên địa bàn cả nước có trên 500 cơ sở y tế, phòng khám chữa bệnh từ thiện do các tổ chức tôn giáo thành lập. Cả nước có khoảng 300 trường mầm non, 2.000 lớp học tình thương, 12 cơ sở dạy nghề thuộc các tổ chức tôn giáo; có gần 800 cơ sở bảo trợ xã hội của các tổ chức Phật giáo, Công giáo, Cao đài... đang nuôi dưỡng trên 12.000 trẻ em mồ côi, trẻ tàn tật, người già cô đơn, bệnh nhân tâm thần, HIV/AIDS, tiếp nhận nhiều nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn.Trong 6 tháng đầu năm 2019, các tổ chức tôn giáo đã đóng góp cho xã hội hơn 1.000 tỷ đồng.

Đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Thông qua giáo lý khuyên răn con người sống hướng thiện, vị tha, bác ái, đặc biệt là những giá trị đạo đức sâu sắc, góp phần điều chỉnh hành vi ứng xử của con người, nhiều khu dân cư có đông đồng bào tôn giáo đã trở thành điểm sáng về phòng chống tội phạm, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội. Các tôn giáo cũng cùng với chính quyền, MTTQ các cấp xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, cùng chung tay chăm lo người có công, cứu trợ thiên tai, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, tham gia khám chữ bệnh, dạy nghề,…

“Dù mỗi tôn giáo đều có đường hướng và phương châm hành đạo riêng nhưng đều chung một định hướng là sống “Tốt đời, đẹp đạo”, luôn gắn bó, đồng hành cùng sự phát triển của dân tộc”, ông Vũ Chiến Thắng nhấn mạnh.

Đại biểu tham dự buổi gặp mặt
Chia sẻ về vai trò của Giáo hội Tịnh độ Cư sỹ phật hội Việt Nam thực hiện chủ trương về từ thiện xã hội, y tế, góp phần cùng nhà nước đảm bảo an sinh xã hội, Giảng sư Nguyễn Ngọc Ánh, Phó Chánh hội trưởng Thường trực Ban Trị sự Trung ương Giáo hội Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam cho biết, với 212 chi hội và 212 phòng thuốc Nam phước thiện từ Nha Trang đến Cà Mau, Giáo hội đã thực hiện việc khám, chữa bệnh miễn phí cho tổng số 21.882.763 người, số thuốc phát ra là 74.304.143 thang, thuốc viên, thuốc tán là 75.000kg; ngoài ra còn tham gia hoạt động cứu trợ xã hội khác với tổng số tiền trên 50 tỷ đồng.
Đại biểu tham dự buổi gặp mặt
“Với tinh thần đoàn kết, nhất trí trong hoạt động tôn giáo và y tế phước thiện, trong hai nhiệm kỳ qua các Ban Trị sự tỉnh/thành, Ban y tế Phước thiện cùng với Ban Trị sự Trung ương hoàn thành các mục tiêu chương trình đã đề ra, thực hiện đúng tôn chỉ “phước huệ, song tu”, xứng với tiêu chí “Tu học - Hành thiện - Ích nước - Lợi dân”. Bên cạnh đó giáo hội cũng tích cực tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, vận động chức sắc, chức việc và tín đồ phải là tấm gương “Thiểu dục tri túc, sống hòa hợp giữa con người với thiên nhiên”, mục tiêu là đưa đời sống con người đến chỗ chân - thiện - mỹ”, Giảng sư Nguyễn Ngọc Ánh nhấn mạnh.

Khẳng định vai trò cầu nối giữa tôn giáo với Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân

Khẳng định Mặt trận các cấp đã tích cực tham gia thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách tôn giáo của Nhà nước, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho rằng, phát huy vai trò cầu nối giữa tôn giáo với Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân, Mặt trận các cấp luôn chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đồng bào các tôn giáo, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ tăng cường vận động, tập hợp, đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc; đồng thời thực hiện hiệu quả nhiệm vụ giám sát nhân dân đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và phản biện xã hội đối với các dự thảo chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, góp phần tăng cường đồng thuận xã hội và đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực  phát biểu tại buổi gặp mặt

Bên cạnh đó, Mặt trận các cấp cũng tích cực vận động các tôn giáo phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo mình trong đời sống xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và cơ sở tôn giáo; phát huy vai trò của các tôn giáo khi tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận phát động, các hoạt động an sinh xã hội, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giảm nghèo bền vững...  Đặc biệt, qua hơn 3 năm triển khai Chương trình “Phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu”, đến nay, trên cả nước đã có gần 1000 mô hình các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, mối quan hệ gắn bó, đối thoại giữa các tôn giáo với các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị ngày càng được tăng cường thông qua việc lãnh đạo Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam; lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận ở nhiều nơi đã định kỳ tổ chức gặp mặt, đối thoại, lắng nghe tâm tư nguyện vọng và chủ động giải quyết nhiều đề xuất kiến nghị hợp pháp, chính đáng của các tổ chức tôn giáo, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật giữa các tổ chức tôn giáo.

Đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Để tăng cường vận động, đoàn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho biết, Mặt trận sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan nhằm phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc tham gia các hoạt động xã hội hóa y tế, giáo dục, trợ giúp xã hội, dạy nghề, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, an sinh xã hội, từ thiện nhân đạo; đồng thời định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng, nhân rộng các mô hình, nhân tố tích cực trong các tôn giáo.

Nhấn mạnh tới sức lan tỏa của các cuộc vận động và các phong trào thi đua yêu nước trong đồng bào tôn giáo, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng, đây sẽ là cơ sở để cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, của đồng bào có đạo. Từ đó làm tốt vai trò chủ trì, phối hợp của Mặt trận với các cơ quan chức năng của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trong việc vận động, tập hợp đồng bào các tôn giáo và phát huy vai trò người tiêu biểu có uy tín trong các tôn giáo nhằm củng cố niềm tin của chức sắc, nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đối với Đảng, Nhà nước.

“Thực hiện phương châm “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, đưa nhiều tin bài tích cực về gương người tốt, việc tốt, về các tổ chức, cá nhân làm tốt công tác tôn giáo nhằm lấn át các tin bài xấu độc”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực gợi mở.

Bo đảm hot động theo đúng tôn ch, đường hướng, hiến chương

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình và Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn cùng đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng, những chia sẻ của các chức sắc, chức việc tiêu biểu tại buổi gặp mặt, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đại đa số chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo đều có tinh thần yêu nước, đoàn kết gắn bó với dân tộc, thực hiện tốt vai trò, nghĩa vụ, trách nhiệm công dân, từ đó những điểm tương đồng giữa tôn giáo với xã hội, giữa giáo lý, giáo luật với các quy định của pháp luật Nhà nước ngày càng được phát huy.

“Các giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo đã góp phần tạo nên sự phong phú, đặc sắc của văn hóa truyền thống. Các chuẩn mực đạo đức tôn giáo đã dung nhập vào đời sống xã hội, tạo nên những chuẩn mực đạo đức văn hóa ứng xử nhân văn, nhân ái của dân tộc. Tôn giáo ở Việt Nam không chỉ là một thành tố của văn hóa mà còn thực sự là một nguồn lực quan trọng, góp phần phát triển đất nước”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tặng quà đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Với tinh thần xây dựng Chính phủ liêm chính, kiến tạo, hành động để phục vụ nhân dân tốt hơn, nói đi đôi với làm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các chức sắc, chức việc, lãnh đạo các tổ chức tôn giáo tiếp tục đồng hành với Chính phủ và chính quyền các cấp, gương mẫu, trách nhiệm, tận tụy, hướng dẫn, động viên chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo thực hiện đúng phương châm, đường hướng hành đạo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc.

Bên cạnh đó cần phát huy những giá trị văn hóa, đạo đực tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước; chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Nhà nước cùng giải quyết những khó khăn, vướng mắc trên tinh thần xây dựng, thiện chí, thượng tôn pháp luật nhằm đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo của mọi người, tạo mọi điều kiện cho tôn giáo hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực tặng quà đại biểu tham dự buổi gặp mặt

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, mỗi vị chức sắc, chức việc, nhà tu hành và Lãnh đạo các tổ chức tôn giáo phải là tấm gương để các tín đồ noi theo. Phải biểu dương những giá trị văn hóa từ bi, bác ái, xây dựng mối quan hệ đạo - đời hòa hợp; đồng thời phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp bảo đảm hoạt động của các tổ chức theo đúng tôn chỉ, đường hướng, hiến chương; đề ra nhiều mô hình phát huy nguồn lực tôn giáo tham gia tích cực, hiệu quả các hoạt động xã hội, nhất là các hoạt động có thế mạnh như: y tế, văn hóa, giáo dục, dạy nghề, từ thiện xã hội, bảo vệ môi trường,…chung tay cùng nhân dân và chính quyền các cấp xây dựng và phát triển đất nước.

“Không để các hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo mê tín dị đoan, trục lợi gây bức xúc trong xã hội, chia rẽ nhân dân, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Nêu cao tinh thần cảnh giác, không để các thế lực lợi dụng chống phá ta về “dân chủ, nhân quyền và tự do tôn giáo”, cản trở Việt Nam trong hội nhập và hợp tác quốc tế”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc lưu ý.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị các bộ, ngành chức năng liên quan và các địa phương dành thời gian cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách pháp luật để huy động nguồn lực trong xã hội và trong các tôn giáo. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước, hướng các hoạt động Tôn giáo gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; phát huy giá trị văn hóa, đạo đức nhân văn, bác ái của các tôn giáo lan tỏa trong đời sống xã hội, bồi đắp cho nền văn hóa dân tộc Việt Nam; phát huy nguồn lực trí tuệ và sức sáng tạo của con người Việt Nam nói chung và đồng bào tôn giáo nói riêng trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào lao động sản xuất.

Đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp mặt

“Chúng ta cần phát huy tối đa nguồn lực, trí tuệ của con người Việt Nam để phát triển đất nước, nêu cao tinh thần yêu nươc, ý thức tự lực tự cường của dân tộc. Đây vừa là mục tiêu vừa là động lực để chúng ta cùng phấn đấu thực hiện”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh.

Đồng thời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đề nghị Ban Tôn giáo Chính phủ chủ trì phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về tôn giáo; hướng dẫn giúp đỡ các tổ chức, cá nhân tôn giáo phát huy giá trị, vai trò và nguồn lực tôn giáo trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là hoạt động y tế, dạy nghề, từ thiện nhân đạo, bảo vệ môi trường,…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản