Tin mới

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực: Cần xây dựng Luật về hoạt động giám sát của nhân dân

(Mặt trận) - Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực kiến nghị, để phát huy các hình thức giám sát, nhiệm kỳ tới cần xây dựng Cần xây dựng Luật về hoạt động giám sát của nhân dân.

UBTƯ MTTQ Việt Nam sẽ tổ chức Gặp mặt, tri ân các chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại tỉnh Điện Biên

Lời kêu gọi của Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam hưởng ứng Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025

Lễ phát động Phong trào thi đua cả nước chung tay “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” trong năm 2025: 337 tỷ đồng chung tay ủng hộ phong trào thi đua

Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực (Ảnh: Quang Vinh). 

Một nhiệm kỳ Quốc hội đổi mới, hoạt động vì dân

Sáng 26/3, Quốc hội thảo luận ở hội trường về: Dự thảo Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Quốc hội; các Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng: Quốc hội khóa XIV đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong nhân dân, một nhiệm kỳ Quốc hội đổi mới, hoạt động vì dân. Điều đó thể hiện ở việc Quốc hội đã chú trọng công tác lập pháp, với 72 luật, 18 nghị quyết, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành 2 pháp lệnh, 23 nghị quyết là khối lượng công việc rất lớn để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền XHCN, kịp thời phê chuẩn các hiệp định quốc tế, tạo môi trường thuận lợi phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thể hiện ước nguyện, lợi ích của nhân dân, của quốc gia, của dân tộc, động viên các nguồn lực đưa đất nước hội nhập phát triển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

Theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, việc đổi mới, cải tiến các hoạt động giám sát, đặc biệt là 7 chuyên đề giám sát của Quốc hội là những nội dung liên quan mật thiết đến phát triển kinh tế xã hội và đời sống của nhân dân. Phương pháp, cách làm giám sát ngày càng bài bản, căn cơ, không những giải quyết bức xúc trước mắt mà còn tìm ra các nguyên nhân để đưa ra các biện pháp lâu dài, vừa hoàn thiện thể chế, chính sách, rõ trách nhiệm để thúc đẩy giải quyết các vấn đề qua giám sát.

“Tôi đồng tình với nhiều ý kiến của các đại biểu là Quốc hội, Chính phủ không chạy theo ngắn hạn, trước mắt mà giải quyết các vấn đề có tầm chiến lược, bền vững, lâu dài. Giám sát theo chuyên đề của Quốc hội đã đi theo hướng này” - Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nói.

Gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân

Cho rằng nhiệm kỳ này Quốc hội đã xem xét, quyết định nhiều quyết sách quan trọng, một số công trình trọng điểm quốc gia, phát triển kinh tế xã hội vùng miền núi, đồng bào dân tộc tiểu số; chính sách tài khóa tiền tệ, quy định trần nợ công, trần lạm phát, phòng chống tham nhũng lãng phí, hoàn thiện khung pháp lý đầu tư công tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công, phát huy hiệu quả các hình thức đầu tư, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực nhìn nhận, những quyết sách này cùng với nhiệm vụ thể chế, thể chế và thể chế đã phát huy hiệu quả ổn định kinh tế vĩ mô, nâng sức cạnh tranh và khả năng chống chịu của nền kinh tế, hạn chế tác động tiêu cực.

“Những số liệu và chỉ số về phát triển kinh tế - xã hội, về giảm nghèo, 63% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, giảm trần nợ công còn 56%, dự trữ ngoại hối trên 100 tỷ USD là kết quả của những quyết sách đúng đắn của Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Điều quan trọng nhất là các chính sách đó hợp với lòng dân, được người dân, doanh nghiệp đón nhận thực hiện” - Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đưa ra những phân tích để dẫn chứng.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cũng đánh giá, Quốc hội có nhiều đổi mới trong hoạt động. Ví như họp trực tuyển, giảm tối đa tài liệu giấy hướng tới một Quốc hội điện tử. Các ý kiến đại biểu được tổng hợp phản hồi khá đầy đủ, không khí dân chủ thảo luận, trao đổi, tranh luận thẳng thắn như nhiều người đã khẳng định Quốc hội đã chuyển từ tham luận sang tranh luận. Như vậy Quốc hội đang có bước chuyển về chất, hoạt động chất vẩn hỏi nhanh đáp gọn cũng được dư luận đánh giá rất cao.

Đáng chú ý, theo Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực, phối hợp công tác giữa các cơ quan nhà nước, giữa lập pháp, hành pháp, tư pháp, với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức được tăng cường hơn bằng các quy chế, cơ chế cụ thể, hằng năm có nội dung trọng tâm và đánh giá kết quả. Hoạt động của các ủy ban, các cơ quan của Quốc hội, đại biểu Quốc hội có nhiều đổi mới hướng về dân, cơ sở, gắn bó mật thiết với cử tri và nhân dân.

Việc tập hợp, tổng hợp tâm tư nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của cử tri chuyển đến các cơ quan có trách nhiệm giải quyết; việc theo dõi, đôn đốc, giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri có nhiều đổi mới, tiến bộ, sâu sát, kịp thời hơn. Hoạt động ngoại giao nghị viện, đối ngoại cũng để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp.

Tăng chất lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách

Để Quốc hội khóa tới tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả hơn nữa, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cho rằng, cần tiếp tục tập trung nhiệm vụ hoàn thiện thể chế để bảo đảm quyền con người, quyền của công dân theo Hiến pháp 2013, công dân được làm những điều mà pháp luật không cấm. Hoàn thiện chính sách, cơ chế: Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng. Để phát huy các hình thức giám sát, nhiệm kỳ tới cần xây dựng Luật về hoạt động giám sát của nhân dân.

Hiện nay, hình thức cơ quan chủ trì soạn thảo tổ chức lấy ý kiến công khai trên cổng thông tin điện tử dự thảo các văn bản luật chưa thu hút được sự tham gia của người dân, ít nhận được ý kiến tâm huyết, xác đáng vì thiếu cơ chế phản hồi, tiếp thu các ý kiến góp ý qua dư luận và kênh thông tin điện tử. Do đó, cần quy định việc lấy ý kiến góp ý và tiếp thu góp ý, phản biện xã hội cụ thể hơn.

Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực cũng đề nghị, quan tâm đến đại biểu chuyên trách, tăng số lượng, chất lượng đại biểu chuyên trách. Hoàn thiện địa vị pháp lý, chế độ cho đại biểu chuyên trách; lựa chọn đại biểu có tâm, có tầm, đủ tiêu chuẩn, kinh nghiệm, điều kiện hoạt động chuyên trách, thể hiện ý trí, trí tuệ của nhân dân và khát vọng vươn lên của dân tộc.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản