Tin mới

Bộ Tài chính: Doanh nghiệp trúng thầu mua gạo dự trữ nhưng không ký hợp đồng

Trong văn bản số 4355/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương tham gia ý kiến về phương án điều hành xuất khẩu gạo, Bộ Tài chính cho biết, nhiều doanh nghiệp đã được phê duyệt kết quả trúng thầu và thống báo kết quả trúng thầu mua gạo dự trữ nhưng đã có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng theo quy định.

Việt Nam-Malaysia nâng cấp quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Doanh nghiệp không đến ký hợp đồng mua gạo dự trữ

Theo đó, trong văn bản số 4355/BTC-QLG gửi Bộ Công Thương về tham gia ý kiến về phương án điều hành xuất khẩu gạo do ông Huỳnh Quang Hải, Thứ trưởng Bộ Tài chính ký nêu rõ, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã đấu thầu và trúng được 178.000 trên 190.000 tấn gạo kế hoạch mua dự trữ năm 2020.

Tuy nhiên, đến nay có rất nhiều doanh nghiệp đã được phê duyệt kết quả trúng thầu và thống báo kết quả trúng thầu, nhưng đã có văn bản từ chối ký hợp đồng hoặc không đến ký hợp đồng theo quy định với số lượng gạo là 160.300 tấn (đã trúng thầu 178.000 tấn).

Bộ Tài chính tiếp tục kiến nghị tạm dừng ký hợp đồng xuất khẩu gạo tẻ thường mới. Ảnh: I.T

Do vậy, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ cho phép thực hiện xuất khẩu gạo với những doanh nghiệp đã trúng thầu với Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và phải ký hợp đồng, giao gạo xong cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và chỉ được thực hiện xuất khẩu gạo sau ngày 15/6/2020.

 Bộ Tài chính cũng đề nghị không được ký hợp đồng xuất khẩu gạo tẻ thường mới (kể cả phụ lục bổ sung các hợp đồng đã ký làm thay đổi tổng số lượng xuất khẩu), tạm dừng xuất khẩu loại gạo tẻ thường đến hết ngày 15/6/2020 để đảm bảo mua đủ gạo dự trữ quốc gia theo kế hoạch.

Trước đó, trong Văn bản 3905 gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cũng nhất trí phương án tiếp tục cho xuất khẩu đối với gạo nếp, gạo đồ, gạo hữu cơ và gạo thơm; đề nghị tạm dừng xuất khẩu gạo tẻ thường (cấp thấp) đến hết ngày 15/6/2020 để đảm bảo mua đủ gạo dự trữ quốc gia theo Quyết định số 05/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch giao chỉ tiêu dự trữ quốc gia năm 2020.

Được biết, chỉ tiêu kế hoạch mua gạo dự trữ quốc gia năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính là 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa thường. Tuy nhiên, có tình trạng các doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo cho dự trữ quốc gia kéo dài thời gian ký hợp đồng cũng như không thực hiện thương thảo hợp đồng.

Theo Tổng cục Dự trữ Nhà nước, hiện việc mua gạo dự trữ cực kỳ khó khăn. Cơ quan này đã mở thầu 190.000 tấn gạo và 80.000 tấn lúa từ ngày 12/3, tuy nhiên đến nay mới chỉ mua được 7.700 tấn gạo. 

Trong khi đó, theo ông Đỗ Hà Nam - Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, hiện nay, chủ yếu chỉ có hai doanh nghiệp hàng đầu là Vinafood 1, Vinafood 2 xuất khẩu nhiều gạo trắng, đây cũng là loại gạo mà Tổng cục Dự trữ Nhà nước đang mua vào kho dự trữ quốc gia với lượng 190.000 tấn.

Còn các doanh nghiệp khác chủ yếu xuất khẩu gạo thơm, gạo nếp, Japonica vì giá cao, còn gạo IR 50404 và IR 5451 hầu như không tham gia.

Cần linh hoạt trong xuất khẩu gạo

Ngày 10/4, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý chủ trương về phương án, số lượng xuất khẩu gạo tháng 4/2020 như đề xuất của Bộ trưởng Bộ Công Thương theo văn bản ngày 6/4, tức là xuất khẩu 400.000 tấn gạo trong tháng 4.

Thủ tướng yêu cầu việc xuất khẩu gạo phải đảm bảo không ảnh hưởng đến an ninh lương thực quốc gia, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo trong mọi tình huống, kịp thời báo cáo thủ tướng những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

Theo TS Trần Đình Lý - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Nông - Lâm TP.Hồ Chí Minh, việc Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu gạo có kiểm soát là bước đi thận trọng và vô cùng cần thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu và dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.

"Tình hình dịch bệnh đang khiến cung lương thực (cả lúa gạo, lúa mì) thấp trong khi cầu cao hơn trước ở nhiều quốc gia sẽ đẩy giá lương thực đi lên, đây là một lợi thế với một nước dồi dào lương thực như Việt Nam. Tuy nhiên, ngành chức năng cần đẩy mạnh truyền thông về thị trường nhằm giúp nông hộ tiếp cận với giá thị trường, giảm thiểu khâu trung gian không cần thiết, tránh tình trạng ép giá của thương lái hoặc của doanh nghiệp để cải thiện thu nhập cho nông dân" - ông Lý nói.

Cũng theo ông Lý việc xuất khẩu gạo nên được thực hiện kịp thời, linh hoạt theo từng đợt chứ không ồ ạt với số lượng cân đối giữa cung - cầu (nội địa) ở mức giá hợp lý nhằm đạt được mục tiêu an ninh lương thực và sự đồng thuận cao của các thành phần xã hội.

Ngày 10/4/2020, Bộ Công Thương cũng đã có Quyết định số 1106/QĐ-BCT về việc công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020.

Theo đó, nguyên tắc quản lý hạn ngạch sẽ được thực hiện như sau: thương nhân đăng ký tờ khai hải quan trước sẽ được trừ vào hạn ngạch xuất khẩu trước. Số lượng khai trên tờ khai hải quan đã đăng ký sẽ được trừ lùi vào số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4. Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan, thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4-2020.

Tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan cho tới khi tổng số lượng đăng ký xuất khẩu của các tờ khai chạm mốc 400.000 tấn (tờ khai hải quan vượt mốc 400.000 tấn sẽ không có giá trị làm thủ tục hải quan). Trường hợp tờ khai hải quan không còn giá trị làm thủ tục hoặc số lượng thực xuất ít hơn số lượng đã khai hải quan, thì số dư sẽ được cộng trở lại số lượng được phép xuất khẩu trong tháng 4.

Về cửa khẩu xuất khẩu, chỉ cho phép xuất khẩu gạo qua cửa khẩu quốc tế (đường bộ, đường sắt, biển, đường thủy và hàng không).Quyết định nêu trên có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11/4/2020.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản