Tin mới

Ngày 10/11: Có 7.930 ca COVID-19, nhiều địa phương gia tăng số mắc mới

(Mặt trận) - Bản tin dịch COVID-19 ngày 10/11 của Bộ Y tế cho biết có 7.930 ca mắc COVID-19 tại 59 tỉnh, thành phố, trong đó TP HCM, Tây Ninh và Tiền Giang gia tăng số mắc mới; Hà Nội ghi nhận 140 ca dương tính tại 14 chùm ca bệnh, ổ dịch; TP Hồ Chí Minh tiếp tục có số ca mắc và tử vong do COVID-19 tăng; Đà Nẵng chưa cho học sinh đi học trở lại từ 15/11 như dự kiến;... đó là những thông tin đáng chú ý về tình hình dịch COVID-19 trên cả nước ngày 10/11.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Trang trọng Lễ dâng hương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên, tỉnh Phú Thọ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi”

Lực lượng lấy mẫu đến từ Bệnh viện Đa khoa Hóc Môn đang lấy mẫu xét nghiệm nhanh cho người dân trong khu vực có ổ dịch cộng đồng (Ảnh: HCDC) 

Tính từ 16h ngày 09/11 đến 16h ngày 10/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 7.930 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 7.918 ca ghi nhận trong nước (giảm 211 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 3.999 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP HCM (1.414), Đồng Nai (848), Bình Dương (627), An Giang (450), Tây Ninh (435), Tiền Giang (396), Kiên Giang (327), Sóc Trăng (298), Bình Thuận (287), Đồng Tháp (274), Bạc Liêu (234), Bà Rịa - Vũng Tàu (191), Đắk Lắk (181), Cà Mau (180), Vĩnh Long (157), Cần Thơ (139), Long An (132), Bình Phước (131), Khánh Hòa (122), Hà Giang (94), Bến Tre (87), Hà Nội (80), Trà Vinh (74), Hậu Giang (63), Gia Lai (61), Quảng Ngãi (57), Nghệ An (51), Ninh Thuận (50), Phú Thọ (45), Hà Tĩnh (44), Bình Định (39), Bắc Giang (36), Đắk Nông (36), Thanh Hóa (33), Nam Định (29), Đà Nẵng (26), Bắc Ninh (23), Hưng Yên (23), Quảng Nam (19), Hải Dương (18), Phú Yên (16), Quảng Bình (13), Kon Tum (11), Quảng Trị (11), Lạng Sơn (9), Tuyên Quang (8 ), Điện Biên (6), Hà Nam (6), Thừa Thiên Huế (6), Ninh Bình (5), Vĩnh Phúc (4), Cao Bằng (2), Thái Nguyên (2), Lai Châu (2), Yên Bái (2), Hòa Bình (1), Bắc Kạn (1), Hải Phòng (1), Thái Bình (1).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (-274), Hà Nội (-188), An Giang (-107). Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (+194), Tiền Giang (+189), TP HCM (+138). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 7.596 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 992.735 ca nhiễm, đứng thứ 37/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 151/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 10.076 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 987.758 ca, trong đó có 841.237 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; Có 4 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Yên Bái, Bắc Kạn, Cao Bằng.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (442.630), Bình Dương (240.974), Đồng Nai (74.913), Long An (36.122), Tiền Giang (19.099).

Từ 17h30 ngày 09/11 đến 18h30 ngày 10/11 ghi nhận 79 ca tử vong tại TP HCM (43), Bình Dương (9), Long An (4), Tiền Giang (4), An Giang (4), Đồng Nai (3), Đắk Lắk (2), Tây Ninh (2), Kiên Giang (2), Bạc Liêu (2), Khánh Hòa (1), Bình Thuận (1), Vĩnh Long (1), Cần Thơ (1). Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 69 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 22.765 ca, chiếm tỷ lệ 2,4% so với tổng số ca nhiễm.

So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với Châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ; Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trong ngày 09/11 có 1.646.940 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 93.962.665 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 62.806.992 liều, tiêm mũi 2 là 31.155.673 liều.

Những hoạt động của ngành y tế trong ngày

Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động truyền thông y tế về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát dịch COVID-19 giai đoạn 2021-2023 theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của Bộ Y tế thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ.

Phê duyệt có điều kiện vaccine Covaxin (Ấn Độ) cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch COVID-19 theo quy định tại Điều 67 Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 08 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược (Nghị định 54/2017/NĐ-CP).

Chỉ đạo các địa phương tiếp tục thực hiện rà soát, lập danh sách người nước ngoài đang sinh sống, làm việc trên địa bàn chưa được tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều vaccine để tổ chức tiêm chủng theo quy định; Tổ chức tiêm chủng ngay cho các đối tượng đã tiêm mũi 1 ở nước ngoài theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế khi đến lịch tiêm mũi 2, đảm bảo tỷ lệ bao phủ vaccine, an toàn và hiệu quả.

Triển khai công tác phòng chống dịch phục vụ họp đợt 2 theo hình thức trực tiếp của Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV từ ngày 08-13/11/2021; Bố trí địa điểm thực hiện bổ sung lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày 10/11/2021 tại TP. Hà Nội đối với các đại biểu Quốc hội; cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phục vụ kỳ họp; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Văn phòng Quốc hội; đội ngũ an ninh, công an, quân đội, đội ngũ phục vụ tại nơi họp và các điểm ăn nghỉ, nhà khách, khách sạn của Đại biểu Quốc hội; khách mời các Bộ, Ban, ngành; phóng viên báo chí, truyền hình.

TP HCM: Bổ sung thêm 33 trạm y tế lưu động gồm: Quận 12 (20 trạm), Bình Chánh (8 trạm), Hóc Môn (4 trạm), Bình Tân (1 trạm). Trước đó, Thành phố cũng đã yêu cầu kích hoạt 40 trạm y tế lưu động tại huyện Hóc Môn.

TP. Hà Nội: Dự kiến triển khai tiêm vacccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi, thời gian triển khai tiêm dự kiến vào quý 4/2021 tới quý 1/2022. Thành phố sẽ tổ chức tiêm chủng ngay khi tiếp nhận vaccine và tùy theo tiến độ cung ứng của Bộ Y tế. Mục tiêu là trên 95% trẻ 12-17 tuổi đủ điều kiện được tiêm đủ 2 mũi. Thành phố sẽ lập các điểm tiêm chủng lưu động ở trường học (bao gồm trung học cơ sở và trung học phổ thông, trường giáo dục thường xuyên; các trường cao đẳng, trung cấp nghề, trung tâm bảo trợ xã hội có nuôi dưỡng trẻ 12-17 tuổi...), và các điểm lưu động khác. Trẻ cũng có thể tiêm tại Trạm Y tế hoặc điểm tiêm chủng, tiêm vét cho nhóm bị tạm hoãn tại trường và trẻ không đi học.

Tỉnh Bắc Ninh: Thành lập Cơ sở thu dung, điều trị COVID-19 số 1 (Bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19 số 1) với quy mô 2.500 giường nhằm ứng phó với dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.

Hà Nội ghi nhận 140 ca dương tính tại 14 chùm ca bệnh, ổ dịch

Theo tin từ Sở Y tế Hà Nội, tính từ 18h ngày 9-11 đến 18h ngày 10-11, trên địa bàn thành phố ghi nhận 140 ca dương tính, trong đó có 28 ca tại cộng đồng, 67 ca tại khu cách ly và 45 ca tại khu phong tỏa.

Trong 140 ca dương tính này có 79 người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng Covid-19, 23 người đã tiêm mũi 1, số còn lại chưa tiêm hoặc chưa đủ tuổi tiêm chủng.

Các bệnh nhân này phân bố tại 17/30 quận, huyện: Nam Từ Liêm (28), Ba Đình (27), Gia Lâm (21), Hoàng Mai (10), Hà Đông (8), Mê Linh (7), Cầu Giấy (7), Thanh Xuân (6), Thanh Trì (4), Ba Vì (4), Bắc Từ Liêm (4), Đống Đa (4), Long Biên (4), Hoài Đức (2), Phú Xuyên (2), Chương Mỹ (1), Hai Bà Trưng (1) và phân bố theo 14 chùm ca bệnh, ổ dịch: Chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt (40); chùm liên quan ổ dịch Phú Đô, quận Nam Từ Liêm (24); chùm liên quan ổ dịch Thủ Lệ, Ngọc Khánh, quận Ba Đình (13); chùm sàng lọc ho, sốt (11); chùm liên quan ổ dịch Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy (10); chùm liên quan ổ dịch chợ Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm (8); chùm liên quan ổ dịch kho hàng Shoppe - Khu công nghiệp Đài Tư (8); chùm liên quan ổ dịch thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh (7); chùm liên quan các tỉnh có dịch (6); chùm liên quan các tỉnh có dịch - thứ phát (5); chùm liên quan ổ dịch Nam Dư, Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai (3); chùm liên quan ổ dịch Phú La, quận Hà Đông (3); chùm liên quan ổ dịch Trần Quang Diệu, Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa (12); chùm liên quan ổ dịch Yên Xá, Tân Triều, huyện Thanh Trì (1).

Riêng 28 ca cộng đồng được phân bố theo các chùm ca bệnh: Chùm liên quan sàng lọc ho, sốt (11); chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt (10); ổ dịch Phú Đô, Nam Từ Liêm (3); liên quan các tỉnh có dịch (3); ổ dịch Trần Duy Hưng (1) và phân bố tại 9 quận, huyện: Gia Lâm (7); Hà Đông (5); Nam Từ Liêm (4); Ba Đình (4); Thanh Trì (3); Hoàng Mai (2); Bắc Từ Liêm (1); Thanh Xuân (1); Cầu Giấy (1).

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch thứ tư (từ ngày 27-4 đến nay) là 5.466 ca, trong đó, số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 2.156 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 3.310 ca.

Riêng tại chợ Ninh Hiệp đến nay đã ghi nhận 176 ca dương tính; ổ dịch Phú Đô có 35 ca; ổ dịch tại kho hàng Shopee - Khu công nghiệp Đài Tư có 71 ca; ổ dịch tại thôn Bạch Trữ có 187 ca...

TP Hồ Chí Minh tiếp tục có số ca mắc và tử vong do COVID-19 tăng

Chiều 10/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận trong 24 giờ qua, TP Hồ Chí Minh có 1.414 trường hợp mắc mới và 43 trường hợp tử vong. Như vậy, số ca mắc mới và tử vong trong ngày đều tăng so với ngày trước đó.

Dựa vào số liệu trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19, trong 3 ngày liên tiếp, số ca mắc mới và số ca tử vong tại TP Hồ Chí Minh tăng. Cụ thể, trong ngày 8/11, Thành phố ghi nhận 1.316 trường hợp mắc mới và 35 trường hợp tử vong; ngày 9/11 ghi nhận 1.276 trường hợp và 38 trường hợp tử vong; ngày 10/11 ghi nhận 1.414 trường hợp mắc mới và 43 trường hợp tử vong.

Theo báo cáo về công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, thành phố hiện có 8 quận, huyện có ca mắc COVID-19 đang được cách ly tại nhà; trong đó, Quận 12 đứng đầu với 9.488 ca, thành phố Thủ Đức có 6.554 ca, huyện Hóc Môn có 6.406 ca, huyện Bình Chánh có 3.888 ca, quận Gò Vấp có 2.631 ca, quận Tân Phú có 2.149 ca, quận Bình Tân có 1.939 ca và huyện Nhà Bè có 771 ca.

Nhằm tăng cường công tác phòng, chống dịch, TP Hồ Chí Minh đã triển khai thành lập Trạm y tế xã, phường, thị trấn lưu động tại các quận, huyện và thành phố Thủ Đức. Các Trạm y tế lưu động có chức năng triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trong cộng đồng, kết nối giữa chăm sóc, quản lý người mắc COVID-19 tại nhà với chăm sóc tại bệnh viện, phát hiện các trường hợp diễn biến nặng và chuyển tuyến kịp thời; cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh, sơ cứu, chuyển tuyến kịp thời các bệnh thông thường cho người dân trên địa bàn được giao.

Đà Nẵng chưa cho học sinh đi học trở lại từ 15/11 như dự kiến

Một buổi học của học sinh trường THCS Nguyễn Huệ (Đà Nẵng). Ảnh tư liệu: Trần Lê Lâm/TTXVN 

Chiều 10/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng họp bàn các biện pháp phòng, chống dịch. Cuộc họp thống nhất với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo chưa tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp trở lại từ ngày 15/11, do tình hình dịch phức tạp.

Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Ngô Thị Kim Yến cho rằng, tình hình dịch đang căng thẳng, có nguy cơ cao, đặc biệt là ở Sơn Trà, Liên Chiểu. Ngoài ra, tại các chốt phát hiện nhiều trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trung bình mỗi ngày có 2-3 ca mắc COVID-19.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị các địa phương, đơn vị đánh giá kỹ nguy cơ trên địa bàn quản lý, nhất là tại quận Sơn Trà để đề xuất nâng mức độ nguy cơ theo quy định và chủ động các biện pháp phòng, chống dịch thích hợp, nhất là việc dừng một số hoạt động, dịch vụ.

Cùng với đó, các chốt kiểm soát ra vào thành phố tiếp tục tập trung công tác quản lý người, phương tiện. Ngành y tế nghiên cứu, đề xuất việc xét nghiệm các đối tượng vào thành phố, đảm bảo hợp lý và ngăn chặn hiệu quả hơn nguồn bệnh từ bên ngoài. Ngoài ra, các địa phương cần quản lý chặt các khu phong tỏa và tổ chức xét nghiệm theo quy định; đề xuất việc xét nghiệm cộng đồng quy mô rộng hơn trên địa bàn quản lý.

Bà Ngô Thị Kim Yến giao Sở Y tế thành phố nghiên cứu, đề xuất việc xét nghiệm diện rộng trên địa bàn thành phố trong thời gian tới; nghiên cứu, đề xuất Ban Chỉ đạo thành phố, căn cứ số liệu dịch bệnh trong để nâng mức hoặc giảm cấp độ dịch; đưa vào dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch trong thời gian đến để xin ý kiến thành viên Ban Chỉ đạo thành phố.

Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu ngành Y tế dừng tiêm vaccine cho trẻ từ 12 đến dưới 15 tuổi trong ngày mai (11/11) và thông báo sớm cho các cơ sở tiêm chủng, người dân được biết. Cùng với đó, ngành Y tế, Giáo dục và Công an thành phố khẩn trương làm việc để thống nhất việc cấp mã định danh cho trẻ tiêm vaccine phòng COVID-19. Khi có mã mới sẽ triển khai tiêm để tổ chức quản lý chặt chẽ; thống nhất cơ quan đầu mối, chủ trì việc cấp và quản lý mã định danh để tiêm chủng cho trẻ.

Bên cạnh đó, UBND thành phố thống nhất với đề xuất của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc chưa tổ chức cho học sinh đi học trực tiếp từ ngày 15/11, do tình hình dịch phức tạp. Trước khi tổ chức học trực tiếp trở lại, thành phố sẽ có thông báo trước một tuần để các trường học, địa phương và người dân chuẩn bị. Riêng việc đi học của trường Trung học phổ thông Chuyên Lê Quý Đôn (quận Sơn Trà), Sở Giáo dục và Đào tạo cần nắm rõ tình hình, có chỉ đạo sớm về việc tiếp tục đi học hay dừng học của các học sinh trong thời gian tới.

Đồng Nai: Lập Trạm y tế lưu động ứng phó với dịch COVID-19

Tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch thiết lập Trạm y tế lưu động nhằm ứng phó hiệu quả với dịch COVID-19 trong tình hình mới.

Các Trạm y tế lưu động được thiết lập tại các khu công nghiệp, những vùng nguy cơ cao, rất cao về dịch COVID-19, nhằm triển khai các hoạt động phòng, chống dịch tại cộng đồng như xét nghiệm, tiêm vaccine phòng COVID-19; quản lý, chăm sóc người nhiễm bệnh tại nhà; phát hiện và chuyển tuyến kịp thời các trường hợp nặng.

Tỉnh Đồng Nai yêu cầu mỗi huyện, thành phố phải xây dựng kế hoạch thiết lập Trạm y tế lưu động. Các trạm này phải luôn trong tư thế sẵn sàng đưa vào vận hành khi số ca mắc COVID-19 vượt quá khả năng chăm sóc của các Trung tâm Y tế cơ sở. Mỗi xã, phường, thị trấn thành lập ít nhất một Trạm y tế lưu động có năng lực phục vụ từ 50 - 100 ca mắc COVID-19. Mỗi khu công nghiệp thành lập ít nhất một Trạm y tế lưu động có thể phụ trách từ 500 - 1.000 ca mắc COVID-19.

Nguồn nhân lực của các Trạm y tế lưu động ngoài nhân viên y tế còn có sự tham gia của các tổ chức xã hội, người lao động trong doanh nghiệp. Địa điểm làm việc của Trạm có thể tận dụng từ các công trình có sẵn hoặc làm nhà dã chiến, đồng thời được trang bị xe lăn, cáng khiêng, các loại thuốc điều trị, máy để sử dụng oxy cho người bệnh.

Theo Sở Y tế Đồng Nai, việc thiết lập các Trạm y tế lưu động đặc biệt là trong các khu công nghiệp là cần thiết, đảm bảo kịp thời cách ly, điều trị công nhân mắc COVID-19. Bên cạnh thành lập Trạm Y tế lưu động, tỉnh Đồng Nai đã cho phép các trường hợp F0, F1 điều trị, cách ly tại nhà, đồng thời lên kế hoạch giải thể 8/11 bệnh viện dã chiến.

Bình Phước: Số ca mắc COVID-19 tăng cao, nhiều ổ dịch chưa rõ nguồn lây

Khu vực thôn đồng bào thiểu số đã được phong tỏa và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, ngày 9/11. Ảnh: K GỬIH/TTXVN 

Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bình Phước cho biết, trong tuần qua, trên địa bàn ghi nhận 640 ca mắc COVID-19, tăng 422 ca so với tuần trước đó, trong đó xuất hiện 7 ổ dịch mới trong cộng đồng, 3 ổ dịch vẫn chưa xác định được nguồn lây.

Tỉnh Bình Phước dự báo, trong những ngày tới, dịch COVID-19 sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, khả năng ghi nhận thêm nhiều ca dương tính và các ổ dịch mới trong cộng đồng.

Chiều 10/11, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước ký công văn khẩn về phân loại cấp độ dịch trên địa bàn. Theo đó, Bình Phước có 1 xã nguy cơ dịch ở cấp độ 4, có 8 xã nguy cơ dịch cấp độ 3. Thị xã Phước Long là đơn vị cấp huyện có nguy cơ dịch ở cấp độ 3. Cấp độ dịch toàn tỉnh là cấp độ 2.

Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Phước, những ngày gần đây số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh ở mức trên 100 ca/ngày, trong đó có nhiều ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Hiện nay tỉnh Bình Phước đang chuẩn bị phương án đảm bảo y tế với tình huống khi số ca mắc COVID-19 tăng từ 1.000 ca đang điều trị hiện nay lên 3.000 ca điều trị.

UBND tỉnh Bình Phước yêu cầu thiết lập thêm 3 bệnh viện dã chiến có quy mô tối thiểu 200 giường/bệnh viện, nâng năng lực điều trị của toàn tỉnh đạt tối thiểu 3.000 giường bệnh, trong đó có 165 giường điều trị ca nặng và nguy kịch.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản