Tin mới

Ngày 30/11: Việt Nam Có 13.972 ca COVD-19; 4 yếu tố kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron

(Mặt trận) - Bản tin dịch COVID-19 ngày 30/11 của Bộ Y tế cho biết có 13.972 ca mắc COVID-19 tại 62 tỉnh, thành phố; trong đó TP HCM nhiều nhất với 1.497 ca; Bà Rịa- Vũng Tàu; Sóc Trăng và Tiền Giang tăng số mắc so với hôm qua; Bộ Y tế cử 14 bệnh viện trung ương hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố phía Nam; Đà Nẵng tiếp tục ghi nhận số ca F0 cao; 4 yếu tố kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron; ...

Trang trọng Lễ dâng hương dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên, tỉnh Phú Thọ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chiến thắng Điện Biên Phủ mãi mãi là bản anh hùng ca bất diệt, “một dấu mốc bằng vàng chói lọi”

Gặp mặt, tri ân chiến sĩ Điện Biên, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ: Không bao giờ quên những người làm nên “cột mốc vàng” của lịch sử

 

Việt Nam có 13.972 ca COVD-19, 197 ca tử vong

Tính từ 16h ngày 29/11 đến 16h ngày 30/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.972 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 13.966 ca ghi nhận trong nước (tăng 208 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 7.549 ca trong cộng đồng).

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.497), Cần Thơ (981), Bà Rịa - Vũng Tàu (860), Tây Ninh (727), Sóc Trăng (714), Bình Dương (626), Đồng Tháp (602), Bình Thuận (592), Vĩnh Long (571), Bạc Liêu (537), Đồng Nai (514), Bình Phước (459), Bến Tre (439), Kiên Giang (426), Cà Mau (377), Hà Nội (367), Khánh Hòa (350), An Giang (294), Hậu Giang (286), Lâm Đồng (219), Tiền Giang (200), Bình Định (186), Trà Vinh (165), Hải Phòng (154), Đắk Lắk (140), Đắk Nông (124), Thừa Thiên Huế (119), Gia Lai (101), Nghệ An (90), Thanh Hóa (89), Bắc Ninh (85), Long An (80), Hà Tĩnh (78), Đà Nẵng (75), Quảng Ngãi (71), Hà Giang (65), Nam Định (64), Hải Dương (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (57), Quảng Nam (47), Phú Yên (44), Phú Thọ (39), Hòa Bình (37), Quảng Trị (36), Vĩnh Phúc (35), Quảng Ninh (33), Tuyên Quang (29), Thái Bình (27), Yên Bái (23), Lạng Sơn (20), Hưng Yên (18), Cao Bằng (17), Quảng Bình (17), Hà Nam (16), Kon Tum (8 ), Bắc Giang (7), Điện Biên (3), Lào Cai (2), Bắc Kạn (2), Ninh Bình (1), Sơn La (1). 

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (-98), An Giang (-81), Bình Dương (-71).

Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bà Rịa - Vũng Tàu (+212), Tiền Giang (+150), Sóc Trăng (+126).

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.238.082 ca nhiễm, đứng thứ 35/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 149/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 12.560 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay): Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.232.852 ca, trong đó có 986.531 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (470.458), Bình Dương (282.231), Đồng Nai (87.246), Long An (38.241), Tiền Giang (28.628).

Từ 17h30 ngày 29/11 đến 17h30 ngày 30/11 ghi nhận 197 ca tử vong tại: Tại TP. Hồ Chí Minh (76) trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), Bình Dương (4), An Giang (2), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1), Nam Định (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (1); Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (22), Cần Thơ (18), An Giang (14), Kiên Giang (13), Đồng Nai (11), Bình Thuận (7), Đồng Tháp (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Bạc Liêu (4), Khánh Hòa (3), Cà Mau (3), Sóc Trăng (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Long An (1), Hậu Giang (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 162 ca. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.252 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.

Tổng số ca tử vong xếp thứ 33/234 vùng lãnh thổ, Số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 09/49 (xếp thứ 5 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 27/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 6 ASEAN).

Bộ Y tế cử 14 bệnh viện trung ương hỗ trợ 11 tỉnh, thành phố phía Nam

Chiều 30/11, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã ký quyết định phân công 14 bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và 10 tỉnh phía Nam.

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Y tế phân công các bệnh viện tuyến trên trực tiếp hỗ trợ chuyên môn trong quản lý, điều trị COVID-19 tại các tỉnh, thành phố gồm:

Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Thống Nhất tiếp tục hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế của TP Hồ Chí Minh.

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Bình Dương.

Bệnh viện Phổi Trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Nai.

Bệnh viện Lão khoa Trung ương hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Tháp.

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Long An.

Bệnh viện Hữu Nghị phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tiền Giang.

Bệnh viện K phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Kiên Giang.

Bệnh viện E phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.

Bệnh viện Nội tiết Trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Sóc Trăng.

Bệnh viện Nhi Trung ương phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Vĩnh Long.

Bệnh viện Bạch Mai phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh An Giang.

Tại quyết định nói trên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện tuyến trên theo phân công chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đánh giá, tổ chức thu dung điều trị, các điều kiện hiện có về giường bệnh, hệ thống oxy, trang thiết bị, thuốc, vật tư, nhân lực của các cơ sở y tế để xác định những khó khăn, bất cập và đề xuất với Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch tỉnh, thành phố để chỉ đạo và hỗ trợ khắc phục.

Cùng với thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, các bệnh viện cử cán bộ y tế trực tiếp hướng dẫn chuyên môn tại chỗ, hội chẩn từ xa, tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực và giám sát chất lượng về cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế các tỉnh, thành phố.

Đồng thời, cần tổ chức giao ban hàng ngày để rút kinh nghiệm điều trị giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến quận, huyện, thành phố được phân công; phối hợp với Trung tâm cấp cứu 115 tỉnh, thành phố (nếu có) trong việc điều phối, chuyển tuyến kịp thời và phù hợp người bệnh COVID-19; Hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các tỉnh, thành phố trong thực hiện quản lý, điều trị người nghi mắc và mắc COVID-19.

Trong thời gian gần đây, số ca mắc COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và một số địa phương phía Nam gia tăng, trong đó rất nhiều F0 trong cộng đồng. Việc gia tăng ca mắc khiến cho không ít tỉnh phải điều chỉnh cấp độ dịch... và phải mở rộng cơ sở điều trị, thu dung. Đồng thời, một số địa phương đã triển khai cách ly, điều trị và theo dõi F0 tại nhà.

Trong đợt dịch thứ 4, Bộ Y tế cùng các địa phương cũng đã điều động hơn 25.000 cán bộ y tế trực thuộc Bộ, các bệnh viện tuyến Trung ương, Viện nghiên cứu, sinh viên các trường y dược, bệnh viện các tỉnh đến TP Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố phía Nam hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã điều động và phân công hàng loạt bệnh viện tuyến Trung ương thiết lập và phụ trách các trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Bình Dương, Vĩnh Long, Cần Thơ...

Đà Nẵng tiếp tục ghi nhận số ca F0 cao

 
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng, ngày 30/11, TP ghi nhận 75 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó gồm: 7 ca cách ly tập trung, 30 ca cách ly tại nhà, 15 ca trong khu phong tỏa và 23 ca chưa cách ly (cộng đồng).
Cụ thể 23 ca cộng đồng gồm 4 ca về từ Bình Định và Bình Dương, phát hiện tại chốt kiểm soát dịch bệnh; 19 ca được phát hiện dương tính khi đến khám, xét nghiệm tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
Đáng quan ngại khi 53/75 ca mắc Covid-19 trong ngày tại Đà Nẵng có khả năng lây cho cộng đồng, tập trung ở một số địa phương như: Quận Sơn Trà (16 ca), quận Thanh Khê (13 ca), quận Liên Chiểu (12 ca), quận Hải Châu (5 ca), quận Cẩm Lệ (3 ca), quận Ngũ Hành Sơn (2 ca) và huyện Hòa Vang (1 ca). Các ca mắc trong ngày liên quan đến 24 chuỗi lây nhiễm
Hiện nay, toàn Đà Nẵng đang thiết lập 181 khu vực phong tỏa cứng với 1.309 hộ (8.592 nhân khẩu); có 17 cơ sở cách ly tập trung, thực hiện cách ly 1.199 người.
Tính từ ngày 16/10 đến nay, Đà Nẵng ghi nhận 1.090 ca mắc Covid-19, trong đó 112 ca về từ ngoại tỉnh.
Trước đó, UBND TP Đà Nẵng đã thống nhất với đề nghị của Sở Y tế về việc triển khai thí điểm cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú.
Việc triển khai thí điểm cách ly, chăm sóc, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà/nơi lưu trú trên địa bàn TP trong tháng 12/2021. UBND TP Đà Nẵng giao Sở Y tế chủ trì ban hành hướng dẫn tạm thời cách ly, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà/nơi lưu trú; tiếp tục phổ biến, tập huấn đối với các cơ quan, đơn vị liên quan; khẩn trương xây dựng, hoàn thiện Sổ tay cách ly, điều trị người nhiễm Covid-19 tại nhà…
Lãnh đạo TP Đà Nẵng cũng vừa thống nhất đề xuất của ngành giáo dục, tổ chức cho học sinh các khối lớp 1, 8 và 9 đi học trực tiếp từ ngày 6/12. Trong 3 khối này, các em lớp 8 và 9 đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19. Trước đó, từ sáng 29/11, Đà Nẵng đã cho học sinh lớp 10 và 11 trên địa bàn đi học trực tiếp (khối 12 đến trường từ 22/11).
4 yếu tố kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron
 
Ngày 30/11, tại Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã làm việc với ông Kidong Park - đại diện của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam và đại diện của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ tại khu vực Đông Nam Á và tại Việt Nam để trao đổi thông tin về cách thức phòng, chống biến chủng Omicron.
Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, đến sáng ngày 30/11, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 với biến chủng Omicron. Ngay sau khi có thông tin về biến chủng Omicron, để chủ động ứng phó và kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trong nước và đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng mới Omicron vào Việt Nam từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, ngày 28/11, Bộ Y tế đã đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Bộ Y tế cũng đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch Covid-19; Yêu cầu các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur chủ động thực hiện giải trình tự gene các trường hợp nghi ngờ nhiễm biến chủng mới, đặc biệt là những trường hợp có tiền sử dịch tễ về từ các quốc gia khu vực Nam Phi.
Đồng thời, Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch Covid-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.
Bộ Y tế đã chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa. Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân tuân thủ thông điệp 5K để thực hiện phòng chống dịch.
Liên quan đến biến chủng mới, WHO và CDC đều nhấn mạnh đến 4 yếu tố trong việc kiểm soát và ứng phó với biến chủng Omicron. Đó là, tăng cường giám sát và xét nghiệm để phát hiện sớm ca bệnh có biến chủng mới Omicron; đẩy mạnh công tác tiêm chủng để bao phủ vaccine phòng Covid-19; tăng cường hệ thống y tế, trong đó chú trọng y tế cơ sở, nhằm nâng cao năng lực ứng phó trong điều trị khi tình huống khi ca bệnh tăng cao, trong đó có ca bệnh mang biến chủng Omicron; đẩy mạnh công tác truyền thông về các biện pháp phòng chống dịch, công bố thông tin rộng rãi về kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để các nhà khoa học có thêm thông tin nghiên cứu về biến chủng mới…
Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ Y tế cùng đại diện WHO, CDC Hoa Kỳ Khu vực Đông Nam Á và CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đã thống nhất sẵn sàng chia sẻ và cập nhật kết quả giải trình tự gene các ca bệnh Covid-19 để có thêm thông tin cùng tìm phương pháp ứng phó. Đồng thời, các bên cũng thống nhất quan điểm tiếp tục đẩy nhanh công tác tiêm chủng, ưu tiên các đối tượng nguy cơ cao và đảm bảo tiêm chủng an toàn.
Theo Bộ Y tế, đến nay Việt Nam đã tiêm hơn 120 triệu liều vaccine phòng Covid-19, tiến độ tiêm đang tiếp tục được đẩy nhanh, công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi đang được thực hiện tại hơn 30 tỉnh, thành phố… Bộ Y tế yêu cầu hàng đầu trong tiêm chủng là đảm bảo an toàn. Cũng theo Bộ Y tế, hiện chưa có bằng chứng để kéo dài thời gian cách ly phòng chống dịch. Về điều trị, Bộ Y tế và các bên đã bàn bạc theo tinh thần tăng cường năng lực y tế, đặc biệt là y tế cơ sở, để đẩy mạnh mô hình điều trị tháp 3 tầng. Hiện Bộ Y tế đang phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC trong công tác phòng chống dịch Covid-19, cũng như trong ứng phó với biến chủng mới. Người dân cần tuân thủ các quy định phòng chống dịch, tuy nhiên không nên quá hoang mang, lo lắng.
Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản