Tin mới

Cần nhân rộng mô hình phân loại rác tại nguồn

(Mặt trận) -Phân loại chất thải tại nguồn chính là một trong những hành động đơn giản nhất để bảo vệ môi trường. Để việc phân loại rác tại nguồn trở thành thói quen, Luật BVMT năm 2020 đã đưa ra những quy định mang tính đột phá, đề ra lộ trình và huy động các cấp chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai.

Dựa vào sức dân xây dựng nông thôn mới

Khơi dậy sức dân trong xây dựng những vùng quê đáng sống

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Tư Nghĩa hướng mạnh về cơ sở

Phân loại rác thải tại nguồn - Một điểm mới trong Luật BVMT 2020

Công tác phân loại rác thải tại nguồn là việc làm hết sức cần thiết, nó sẽ làm giảm tải trọng chất thải rắn đổ về các khu tập trung chôn lấp rác và chúng ta có thể thu được nguồn lợi kinh tế lớn từ các rác thải có thể tái chế và tái sử dụng được. Việc tái chế rác thải không chỉ có ý nghĩa về mặt môi trường mà còn đem lại lợi ích về kinh tế. Đặc biệt, lượng hữu cơ lớn trong rác thải sinh hoạt (ước tính khoảng 50 - 70%) là nguồn nguyên liệu dồi dào để sản xuất phân vi sinh, một loại phân rất tốt cho cây trồng và thân thiện với môi trường.

 

Một trong những điểm mới của Luật BVMT năm 2020 là chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân phải phân loại theo nguyên tắc chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng bao bì đúng quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng bao bì của chất thải rắn sinh hoạt khác).

Các quy định này sẽ giúp hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn của người dân. Để kịp thời áp dụng thu phí gom, vận chuyển, xử lý dựa trên khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại chậm nhất là ngày 31/12/2024, thời gian qua,các địa phương đang đẩy mạnh việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt.

Tuy nhiên, để làm được điều này, nhiều chuyên gia cho rằng, phải thay đổi ý thức, thói quen của người dân. Đây là yếu tố quyết định đến sự thành bại khi Luật được thực thi. Bên cạnh đó, phải nâng cao năng lực của các cơ sở vận chuyển, xử lý chất thải. Đồng thời, phải triển khai phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh, hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật cho các hoạt động thu gom, quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đặc biệt, các cơ sở xử lý chất thải phải áp dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, đảm bảo xử lý chất thải rắn sinh hoạt theo hướng tiết giảm, tái chế, tái sử dụng và phần còn lại là đốt thu hồi năng lượng phát điện.

Một số mô hình phân loại rác tại nguồn

Hiện nay, đã có nhiều mô hình hay, cách làm tốt trong bảo vệ môi trường đã được các vị chức sắc tôn giáo khởi xướng và triển khai hiệu quả ở nhiều địa phương trong cả nước, nổi bật như các phong trào: Phân loại, xử lý rác thải sinh hoạt tại các gia đình, cơ sở tôn giáo; hạn chế đốt vàng mã trong các cơ sở thờ tự; Câu lạc bộ giáo dân tham gia vệ sinh môi trường vào thứ 6 hàng tuần; giáo dân thu gom, phân loại rác thải, bao bì, vỏ chai nhựa…

Tại huyện Giao Thủy (Nam Định), mô hình “ Phân loại rắn thải tại hộ gia đình” được triển khai tại các xã Giao Hà, Bạch Long và thị trấn Ngô Đồng với trên 200 hộ dân tham gia. Hiện nay, huyện mở rộng mô hình này tới các hộ dân tại xã Giao PhongGiao Hải. Đặc biệt huyện Hải Hậu đã triển khai rất thành công mô hình “Phân loại chất thải rắn sinh hoạt và xử lý rác thải hữu cơ làm phân bón tại hộ gia đình” tại xã Hải Lý với 112 hộ tham gia; đây là mô hình điểm đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường, được nhiều địa phương tới thăm quan học tập kinh nghiệm.

Theo Chi Cục Bảo vệ Môi trường (thuộc Sở TN&MT TP Cần Thơ), mô hình phân loại rác thải tại nguồn được thực hiện tại 3 phường: An Cư, Tân An và Cái Khế. Rác thải sinh hoạt hằng ngày của các hộ dân được hướng dẫn phân loại tại nhà thành các loại như rác tái chế, rác đốt được, rác không đốt được và rác nguy hại. Trong đó, rác tái chế có thể bán hoặc cho người thu mua ve chai, vựa ve chai hoặc công nhân thu gom rác, đồng thời các hộ dân phải giữ sạch rác tái chế trước khi giao rác; rác nguy hại đưa trực tiếp cho công nhân thu gom khi họ đến thu gom rác (bao gồm pin và bóng đèn huỳnh quang có chứa thủy ngân); rác đốt được và rác không đốt được cho vào túi chuyên dụng

Qua việc xây dựng và thực hiện các mô hình của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm, tạo sức lan toả lớn trong xã hội, góp phần vào nỗ lực quyết tâm chung của cả hệ thống chính trị trong việc phân loại rác tại nguồn, dần cải thiện, phục hồi các chỉ số thành phần chất lượng môi trường; chủ động thích ứng trước BĐKH.

Linh Chi

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản