Tin mới

Gia Lai: Kbang ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo

(Mặt trận) -Để hoàn thành mục tiêu giảm nghèo bền vững, huyện Kbang (tỉnh Gia Lai) đã triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia và ưu tiên nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo.

Phú Thọ: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Thanh Hóa: Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết

Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy huy động tốt nguồn lực chăm lo an sinh xã hội

 Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo xã Nghĩa An.

Trước đây, gia đình chị Đinh Thị Ngãi (làng Kuk Tung, xã Tơ Tung) thuộc diện hộ nghèo. Nguyên nhân là do ít đất sản xuất và thiếu vốn. Cuối năm 2020, gia đình chị được UBND xã hỗ trợ vay vốn ưu đãi để xuất khẩu lao động. Đến đầu năm 2023, gia đình chị tiếp tục được hỗ trợ 1 con bò sinh sản. Nhờ nỗ lực lao động, tiết kiệm trong chi tiêu, gia đình chị hiện đã xây được nhà, mua xe máy và có điều kiện mở rộng chăn nuôi. Giờ đây, gia đình chị đã thoát nghèo.

Theo kết quả điều tra, rà soát cuối năm 2022, xã Tơ Tung có hơn 220 hộ nghèo, chiếm 16%. Trong đó, 217 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm gần 98% tổng số hộ nghèo của xã. Để kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo, cấp ủy, chính quyền địa phương đã chú trọng tìm hiểu, phân tích nguyên nhân và xem các hộ nghèo thiếu gì, cần gì để có sự hỗ trợ phù hợp.

Ông Hoàng Văn Luân-Phó Chủ tịch UBND xã-cho hay: Năm 2023, UBND xã đã lồng ghép triển khai hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách, phương án hỗ trợ giảm nghèo. Đồng thời, Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã phân công nhiệm vụ cho từng thành viên để phối hợp với các chi bộ, Mặt trận, hội, đoàn thể ở các thôn, làng tiến hành gặp gỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của các hộ đăng ký thoát nghèo.

Trên cơ sở đó, địa phương đề ra phương án hỗ trợ phù hợp. Ngoài ra, xã cũng tuyên truyền, vận động các hộ nghèo tham gia lớp đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, làm công nhân ở các công ty trong nước… Nhờ thực hiện có hiệu quả các giải pháp, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 11,8%.

Cuối năm 2022, xã Kông Lơng Khơng còn 242 hộ nghèo, chiếm trên 20%. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và triển khai có hiệu quả các giải pháp giảm nghèo, đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 16%.

Chủ tịch UBND xã Trần Văn Nhơn cho biết: Qua khảo sát cho thấy, hầu hết các hộ đều thiếu vốn, thiếu kiến thức và chưa biết làm kinh tế. Do đó, UBND xã đã huy động các nguồn lực để tập trung hỗ trợ hộ nghèo. Đồng thời, xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên huyện đào tạo nghề cho người dân có nhu cầu; khuyến khích người dân xuất khẩu lao động để tăng thu nhập.

Trong những năm qua, các chế độ, chính sách hỗ trợ vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo, cận nghèo luôn được huyện Kbang triển khai phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, được người dân đồng tình.

Năm 2023, huyện phân bổ hơn 1,5 tỷ đồng hỗ trợ phát triển sản xuất. Ngoài ra, huyện hỗ trợ mở 13 lớp đào tạo nghề dưới 3 tháng cho 369 học viên và mở lớp trung cấp nghề cho 46 học viên; hỗ trợ tiền điện cho 2.542 hộ nghèo; hướng dẫn, tuyên truyền, vận động 4.335 người lao động đi làm việc tại các tỉnh phía Nam và 38 người đi xuất khẩu lao động; hỗ trợ thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo; xây 8 nhà ở cho hộ nghèo; hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách xã hội...

Với các giải pháp tổng hợp, hiệu quả, đến cuối năm 2023, huyện Kbang còn 2.050 hộ nghèo (giảm 492 hộ nghèo so với cuối năm 2022), chiếm 11,26%. Trong đó có 1.870 hộ nghèo người DTTS (giảm 440 hộ so với cuối năm 2022), chiếm 20,88% tổng số hộ DTTS của huyện.

Bên cạnh đó, huyện còn 3.164 hộ cận nghèo, chiếm17,3%. Trong đó có 2.535 hộ cận nghèo người DTTS, chiếm 28,3% tổng số hộ DTTS của huyện. Năm 2024, huyện phấn đấu mức giảm tỷ lệ hộ nghèo là 2,3% và giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS là 4,22%.

Lê Nam

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản