Tin mới

Giảm nghèo ở Đắk Nông: Người nghèo được quan tâm đặc biệt

(Mặt trận) - Với quyết tâm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, thông qua các chương trình, chính sách hỗ trợ, công tác giảm nghèo luôn được cấp uỷ, chính quyền các cấp tỉnh Đắk Nông quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt và đạt kết quả tích cực.

Lan tỏa Mô hình Khu dân cư kiểu mẫu

Hòa Bình: Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

MTTQ các cấp huyện Châu Thành củng cố khối đại đoàn kết

Hệ thống kênh mương thủy lợi, đường nội đồng hoàn chỉnh, giúp xã vùng sâu Buôn Choáh (Krông Nô) vươn lên từ trồng lúa nước 

Những năm qua, người nghèo trên địa bàn tỉnh được thụ hưởng nhiều chương trình, chính sách giảm nghèo do Trung ương và địa phương thực hiện. Các chính sách về giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, dạy nghề, tín dụng ưu đãi, nhà ở, đất sản xuất… giúp đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm.

Đa dạng hoá sinh kế

Tỉnh Đắk Nông đã triển khai nhiều phương án, giải pháp giúp người nghèo, hộ nghèo nâng cao mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Bon Bu Prăng I, xã Quảng Trực (Tuy Đức) được tái lập thuộc Dự án tái định cư vào năm 2012. Hiện nay, bon có 91 hộ, với 327 khẩu đều là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.

Thời gian qua, bon Bu Prăng I được đầu tư đồng bộ về hạ tầng cơ sở. Hệ thống điện lưới Quốc gia, đường giao thông được nhựa hóa; nhà ở kiên cố, giếng khoan, trường học, trạm y tế đều được đầu tư khang trang.

Theo ông Điểu Ol, năm 2012, gia đình ông được Nhà nước cấp 360 cây mắc ca giống, một cặp bò giống, cho vay 50 triệu đồng vốn ưu đãi. Ông dùng số vốn này vào trồng trọt, chăn nuôi. Đến nay, nguồn thu từ nuôi bò và vườn mắc ca đã ổn định, giúp cho gia đình bảo đảm cuộc sống.

Ông Điểu Ol cho biết: “Trước đây, cuộc sống gia đình tôi gặp nhiều khó khăn, chỗ ở tạm bợ, thiếu đất sản xuất, thiếu đói quanh năm. Nhờ được Nhà nước quan tâm, gia đình tôi đã ổn định cuộc sống”.

Cũng như ông Điểu Ol, những hộ dân trong bon Bu Prăng I đều được Nhà nước hỗ trợ 1.000 m2 đất ở; 1 căn nhà xây có diện tích 25m2; 2 ha đất sản xuất cùng cây giống mắc ca; 2 con bò giống…

Nguồn hỗ trợ của Nhà nước không chỉ giúp bà con thuận lợi phát triển sản xuất mà còn đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của hàng trăm nhân khẩu trong bon.

Ông Điểu Plơu, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Trực chia sẻ: “Khi chuyển về nơi ở mới, người dân bon Bu Prăng I rất phấn khởi, an tâm định cư, tập trung phát triển sản xuất.

Nhiều hộ vươn lên thoát nghèo. Chính vì vậy, người dân không còn tư tưởng chặt phá rừng làm rẫy, du canh tự do. Đặc biệt, bà con rất biết ơn và tin tưởng vào Đảng, Nhà nước.

Cùng với đó, con em các gia đình được chăm sóc y tế cơ bản và đi học đầy đủ. Hằng năm, từ chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, bà con đã chủ động canh tác, tự cung cấp lương thực và các sinh hoạt thiết yếu hằng ngày.

Tập trung nguồn lực cho vùng khó khăn

Cây mắc ca giúp nhiều người dân ở bon Bu Prăng I, xã Quảng Trực (Tuy Đức) có thu nhập ổn định hàng năm 

Để tạo động lực giúp đồng bào phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương đã triển khai các chương trình hành động, phong trào thi đua mang lại kết quả thiết thực. Từ đó, tạo nên sức bật giảm nghèo bền vững, giúp người nghèo vươn lên thoát nghèo.

Đơn cử, từ năm 2022 đến nay, MTTQVN các cấp ở Đắk Nông đã vận động Quỹ “Vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội gần 4 tỷ đồng.

Uỷ ban MTTQ các huyện, thành phố đã giúp đỡ xây mới, sửa chữa 50 căn nhà đại đoàn kết; hỗ trợ sinh kế cho nhiều hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Tương tự, Hội LHPN tỉnh Đắk Nông vận động các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh số tiền 335 triệu đồng xây dựng 4 mái ấm tình thương, trị giá 70 triệu đồng/căn. Ngoài ra, đơn vị còn tặng 55 suất học bỗng trị giá 1 triệu đồng/suất cho các em học sinh.

Bên cạnh đó, việc tổ chức kết nghĩa giữa 87 cơ quan, đơn vị với 79 bon, buôn đồng bào dân tộc thiểu số với nhiều nội dung, chương trình ý nghĩa trong công tác giảm nghèo.

Giai đoạn 2018 – 2022, các cơ quan, đơn vị kết nghĩa đã thực hiện hỗ trợ cho 27.247 người, với kinh phí khoảng 2,9 tỷ đồng. Các cơ quan kết nghĩa hỗ trợ phát triển sản xuất cho 438 hộ' tổ chức 13 mô hình sản xuất, với kinh phí trên 1 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn tín dụng ưu đãi, tỉnh đã giải ngân 2.695 lượt hộ nghèo, 2.112 lượt hộ cận nghèo vay vốn, với kinh phí 134.428 triệu đồng.

Toàn tỉnh có 47.493 lượt người là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được cấp thẻ bảo hiểm y tế, với tổng kinh phí hỗ trợ trên 9,5 tỷ đồng…

Đối với các huyện nghèo như Đắk Glong, Tuy Đức, chỉ trong năm 2022, UBND tỉnh đã phê duyệt đầu tư 20 công trình hạ tầng phục vụ dân sinh.

Trong đó, huyện Đắk Glong có 11 công trình, gồm có 7 hạng mục công trình dân dụng, 3 hạng mục công trình giao thông, 1 công trình nâng cấp đập thủy lợi. Còn huyện Tuy Đức có 9 công trình như giao thông, thủy lợi và duy tu, sửa chữa công trình giáo dục.

Dự kiến, có khoảng 140.083 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn hai huyện nghèo này được hưởng lợi từ các công trình, dự án nêu trên.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản