Tin mới

Hà Nội: Khởi sắc vùng núi Ba Vì

(Mặt trận) - Huyện Ba Vì có khoảng 28.000 đồng bào dân tộc thiểu số, sống tập trung ở 7 xã miền núi, chiếm 37,1% dân số toàn huyện. Sau 15 năm về với Thủ đô, diện mạo 7 xã miền núi của huyện đã có nhiều thay đổi, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt và đang dần vươn lên tầm cao mới.

Mặt trận Tổ quốc huyện Xuân Trường đoàn kết nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Mặt trận Tổ quốc xã Đông Lai: Phát huy vai trò tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQ huyện Thường Xuân đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Nhiều hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn ở xã Vân Hòa (huyện Ba Vì) được hỗ trợ xây nhà, giúp ổn định cuộc sống. 

Khai thác tiềm năng, lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội

Nếu như năm 2011, 7 xã miền núi của Ba Vì có 2.693 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 13,15% số hộ dân toàn huyện, thì đến nay, huyện chỉ còn 177 hộ nghèo (0,69%). 

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở (giao thông, trường học, trạm y tế, trụ sở xã, nhà văn hóa xã, thôn) trên địa bàn huyện từ năm 2008 đến năm 2023 là 13.082,2 tỷ đồng; riêng năm 2023 là 2.092,7 tỷ đồng, gấp 18,26 lần so với năm 2008 (năm 2008 là 114,6 tỷ đồng)…

Sau 15 năm hợp nhất, Ba Vì đã đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ: Kinh tế tăng trưởng khá, thu nhập bình quân từ 29 triệu đồng/người/năm (năm 2008) tăng lên 55,6 triệu đồng/người/năm (năm 2022); thu nhập bình quân tại 7 xã miền núi đạt 52 triệu đồng/người/năm; công tác an sinh xã hội được thực hiện kịp thời, đúng quy định.

Đến nay, 7 xã miền núi của huyện là: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì, Vân Hòa, Yên Bài, Tản Lĩnh, Ba Trại đều không còn là xã đặc biệt khó khăn. Những chế độ, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện đầy đủ, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tiềm năng của các xã miền núi đang được khai thác hiệu quả, phát triển nhiều hình thức du lịch trải nghiệm, nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh tại các điểm nổi bật như: Cụm đền Trung - Thượng - Hạ; các khu du lịch: Khoang Xanh, Ao Vua, Thiên Sơn Suối Ngà.

Huyện có nhiều mô hình kinh tế như chăn nuôi bò thịt, bò sữa ở các xã: Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài với quy mô đạt hơn 10.000 con; sản xuất chè búp khô ở các xã: Ba Trại, Vân Hòa, Yên Bài được giữ vững và đã xây dựng được thương hiệu “Chè Ba Vì”; trồng dong riềng ở các xã: Minh Quang, Khánh Thượng, Ba Vì; sản xuất thuốc Nam ở xã Ba Vì... phát triển mạnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ở các xã vùng núi.

Giảm sâu tỷ lệ hộ nghèo

Song song đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, các xã miền núi Ba Vì tập trung thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Là 1 trong 7 xã miền núi, Vân Hòa có 3.012 hộ với 12.460 nhân khẩu, gồm 2 dân tộc Kinh, Mường là chủ yếu, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 48% dân số. Những năm qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương, thành phố và huyện, cơ sở hạ tầng của Vân Hòa có nhiều thay đổi, đời sống nhân dân được nâng cao, diện mạo nông thôn có nhiều khởi sắc.

Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa Nguyễn Thị Ngọc Hà cho biết: Chỉ tính trong các năm 2018, 2020, 2022, Vân Hòa có 109 hộ nghèo là dân tộc thiểu số, thiếu đất sản xuất và nước sinh hoạt, được nhận hỗ trợ theo quy định tại Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ, 128 hộ nghèo và cận nghèo được hỗ trợ mỗi hộ một con bò sinh sản; 19 hộ được hỗ trợ trong chăn nuôi lợn Mường, gia cầm và trồng cây dược liệu, góp phần tạo việc làm, giúp các hộ có thêm thu nhập, ổn định cuộc sống.

Điển hình, gia đình ông Nguyễn Văn Phương, ở thôn Muồng Voi, thuộc diện hộ nghèo, các con còn nhỏ, vợ ốm yếu. Năm 2020, gia đình ông Phương được hỗ trợ 1 con bò sinh sản và xây mới nhà ở khang trang, vững chãi. Chăm chỉ lao động phát triển kinh tế, sau một năm, gia đình ông Phương đã vươn lên thoát nghèo, 2 con của ông đều đang học đại học.

Hay như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thọ, người dân tộc Mường, ở thôn Muồng Cháu, thuộc diện hộ cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn do nhà ở bị xuống cấp, con còn nhỏ, ốm yếu. Gia đình ông Thọ được chính quyền và các tổ chức, đoàn thể xã, thôn hỗ trợ xây mới nhà ở, nhờ đó, cuộc sống dần ổn định hơn.

“Số hộ nghèo ở Vân Hòa đã giảm nhiều. Nếu như năm 2017, xã có 409 hộ nghèo, 104 hộ cận nghèo, thì đến năm 2023, Vân Hòa chỉ còn 34 hộ nghèo (1,13%), 65 hộ cận nghèo (2,16%); thu nhập bình quân đạt 55 triệu đồng/người/năm. Năm 2021, Vân Hòa được UBND thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới. Năm 2023, xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”, Phó Chủ tịch UBND xã Vân Hòa Nguyễn Thị Ngọc Hà chia sẻ thêm.

Còn tại xã Minh Quang, nếu như năm 2008, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,5% (327 hộ), thì đến đầu năm 2023, chỉ còn 0,35%. Ngay sau khi hợp nhất, xã Minh Quang được thành phố Hà Nội, huyện Ba Vì quan tâm, đầu tư hơn 700 tỷ đồng để thực hiện các dự án giao thông, xây dựng điện, đường, trường học, trạm y tế… Từ một xã chỉ có 11% đường bê tông, thì đến nay 98% tuyến đường ở Minh Quang được nhựa hóa, bê tông hóa; các trường học đều đạt chuẩn quốc gia.

Với đặc thù là xã miền núi, có hơn 50% là người dân tộc Mường, trong 15 năm qua, Minh Quang chú trọng đào tạo nghề cho khoảng 1.500 lao động nông thôn, là người dân tộc thiểu số; mỗi năm giới thiệu việc làm cho 60-120 lao động. Đồng thời, UBND xã và các tổ chức, hội, đoàn thể hỗ trợ các hộ dân tiếp cận những nguồn vay ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, chuyển đổi nghề, đạt tổng dư nợ hơn 40 tỷ đồng.

Ngoài ra, Minh Quang cũng thực hiện xã hội hóa, huy động mọi nguồn lực để giúp 12 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn xây nhà ở, mỗi hộ 70-120 triệu đồng. Hiện nay, Minh Quang không có nhà xuống cấp, thu nhập bình quân đạt khá cao, 65 triệu đồng/người/năm, cao gấp gần 10 lần so với năm 2008.

Tương tự, xã miền núi Ba Vì với đặc thù có 94,4% người dân tộc Dao sinh sống, là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn, với tỷ lệ hộ nghèo chiếm 35,73% và hộ cận nghèo 21,9% vào năm 2008, cao nhất huyện Ba Vì và thành phố Hà Nội.

Chủ tịch UBND xã Ba Vì Lăng Văn Hà cho hay: Trước đây, công tác giảm nghèo của xã gặp nhiều khó khăn do thiếu đất sản xuất, người dân thiếu việc làm, trình độ dân trí của đồng bào nhìn chung còn thấp, chưa nhạy bén trong tiếp cận thị trường và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất, kinh doanh… Tuy nhiên, từ năm 2012, thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU của Ban Thường vụ Thành ủy, Kế hoạch số 166/KH-UBND của UBND thành phố về “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Thủ đô đến năm 2015”, xã Ba Vì được đầu tư các dự án giao thông, cơ sở hạ tầng; các hộ nghèo được áp dụng các chính sách miễn giảm học phí, ưu tiên trong tuyển dụng đào tạo nghề, hỗ trợ vay vốn sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm; hỗ trợ xây sửa nhà… Cùng với sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của chính người dân trên địa bàn trong 15 năm qua, đến nay, xã Ba Vì chỉ còn 8 hộ nghèo (0,86%) và 13 hộ cận nghèo (1,04%).

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh, huyện đã hoàn thành nhiều đồ án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc miền núi. Đây là cơ sở, điều kiện quan trọng để phát triển tổng thể kinh tế - xã hội một cách toàn diện; góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế tại các xã miền núi đạt hơn 10%/năm. Công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc thiểu số được các cấp, ngành của huyện triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Nhờ vậy, huyện Ba Vì tiếp tục giảm hộ nghèo, hộ cận nghèo, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh...

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản