Tin mới

Hiệu quả từ những mô hình tự quản ở tỉnh Bắc Kạn

(Mặt trận) -Triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Kạn đã triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình tự quản ở khu dân cư.

Lan tỏa Mô hình Khu dân cư kiểu mẫu

Hòa Bình: Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

MTTQ các cấp huyện Châu Thành củng cố khối đại đoàn kết

 Người dân thôn Tẩn Lượt, xã Đồng Phúc đăng ký thực hiện nội dung xây dựng khu dân cư “3 không

Năm 2015, mô hình khu dân cư “3 không” được Ủy ban MTTQ huyện Ba Bể triển khai xây dựng tại thôn Tẩn Lượt, xã Đồng Phúc. Để mô hình hoạt động hiệu quả, Ủy ban MTTQ xã đã phối hợp với các đoàn thể tổ chức cho các hộ dân ký cam kết thực hiện khu dân cư “3 không”. Song song với đó, công tác tuyên truyền vận động cũng được Ủy ban MTTQ xã duy trì thường xuyên thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, thông tin về tình hình phòng chống tội phạm, vận động quần chúng nhân dân tích cực phát hiện, tố giác, đấu tranh với mọi đối tượng tội phạm thông qua đường dây nóng, hòm thư tố giác tội phạm. Qua thời gian, mô hình khu dân cư “3 không” với các tiêu chí không có tội phạm, không có ma túy, không có tệ nạn xã hội đã được nhân rộng trên địa bàn xã Đồng Phúc và nhận được sự đồng thuận hưởng ứng của người dân, khơi dậy ý thức, tinh thần và trách nhiệm của cộng đồng tham gia phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và vi phạm pháp luật.

Cùng với khu dân cư “3 không”, nhiều mô hình hiệu quả như “Khu dân cư văn minh”, “Khu dân cư văn hóa an toàn giao thông”, “Khu dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp”, “Khu dân cư xây dựng nông thôn mới”; “Khu dân cư bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” đã được Mặt trận các cấp nhân rộng tại các huyện, thành thị trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Xây dựng mô hình “Khu dân cư văn hóa an toàn giao thông”, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Kạn đã lựa chọn thôn Bó Lếch, xã Lăng Ngâm, huyện Ngân Sơn để chỉ đạo điểm. Với vai trò chủ trì, Ban Công tác Mặt trận thôn đã tổ chức cho các hộ gia đình chủ động ký cam kết thực hiện nội dung “5 không” như không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, hành lang an toàn giao thông; không uống rượu bia trước và trong khi điều khiển phương tiện giao thông; không điều khiển xe mô tô, xe máy khi không có đủ các loại giấy tờ theo quy định; không tham gia, cổ vũ đua xe trái phép; không chạy xe trên lề đường, vỉa hè dành cho người đi bộ. Thành công của mô hình đã góp phần nâng cao nâng cao nhận thức của người dân trong bảo vệ các công trình giao thông công cộng, chấp hành tốt quy định về đảm bảo hành lang an toàn giao thông, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè.

Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Kạn Ma Nhật Hoài cho biết, triển khai thực hiện 5 nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, MTTQ các cấp trong tỉnh và các tổ chức thành viên đã có nhiều giải pháp để xây dựng các mô hình tự quản ở cộng đồng dân cư. Đến nay, MTTQ tỉnh Bắc Kạn đã duy trì và nhân rộng 885 mô hình khu dân cư tự quản trên địa bàn khu dân cư với nhiều nội dung, hình thức phong phú, đa dạng. Qua thực tiễn, các mô hình khu dân cư tự quản đã phát huy hiệu quả tích cực, qua đó nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và thực hiện tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Tại cộng đồng dân cư, người dân đã chủ động tham gia các phong trào thi đua, tích cực xây dựng khu dân cư đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh, nâng cao chất lượng khu dân cư văn hóa.

Để tiếp tục triển khai hiệu quả các mô hình tự quản ở khu dân cư, thời gian tới, Ủy ban MTTQ các cấp sẽ phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội vận động nhân dân duy trì mô hình hiện có và nhân rộng các mô hình tự quản phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Sau từng giai đoạn thực hiện, Ủy ban MTTQ tỉnh sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để có giải pháp thực hiện trong giai đoạn tiếp theo.

Anh Vũ 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản