Tin mới

Hưng Yên: Trao “cần câu” giúp hộ nghèo

(Mặt trận) - Thời gian qua, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững; phát động sâu rộng phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau; vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”… tạo nguồn lực vật chất để cùng với Nhà nước thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. 6 tháng đầu năm nay, Quỹ Vì người nghèo các cấp đã vận động, tiếp nhận trên 25 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động chăm lo cho người nghèo.

Mặt trận Tổ quốc huyện Xuân Trường đoàn kết nhân dân xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Mặt trận Tổ quốc xã Đông Lai: Phát huy vai trò tập hợp sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

MTTQ huyện Thường Xuân đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tạo việc làm cho nhiều lao động, góp phần giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội (Trong ảnh: Giờ sản xuất tại Công ty TNHH TOTO Việt Nam - Chi nhánh Hưng Yên (Khu công nghiệp Thăng Long II)) 

Ngay từ đầu nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh như: Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/6/2021 về Chương trình phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021- 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/6/2021 về Chương trình thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 12/8/2022 về Chương trình phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm và giảm nghèo tỉnh Hưng Yên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030... Đồng thời, các cấp, ngành, địa phương tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện hiệu quả các chính sách giảm nghèo bền vững; gắn mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo vào nội dung của các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025 và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 – 2030…

Tại huyện Kim Động, xác định mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo triển khai đồng bộ và hiệu quả các chính sách giảm nghèo. Huyện đã huy động tối đa các nguồn lực hỗ trợ các hộ nghèo, hộ cận nghèo về việc làm, tăng thu nhập, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; tăng cường tuyên truyền, vận động các hộ nghèo, hộ cận nghèo tích cực tham gia lao động, sản xuất. Năm 2022, toàn huyện đã hỗ trợ chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGHAP với số tiền trên 2,2 tỷ đồng; hỗ trợ giống lúa cho nông dân với số tiền 950 triệu đồng; tổ chức 100 lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, trồng trọt… Cùng với đó, các doanh nghiệp đã tạo việc làm cho 13.000 người lao động, với mức thu nhập trung bình 5 – 7 triệu đồng/người/tháng. Đây là cơ sở để giải quyết việc làm nâng cao tỉ lệ lao động có việc làm thường xuyên, trong đó có nhiều lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đã tìm được việc làm ổn định, nâng cao mức thu nhập của gia đình. Thu nhập của hộ gia đình nói chung và hộ nghèo nói riêng đều được cải thiện và tăng lên đáng kể. Tỉ lệ hộ nghèo năm 2022 giảm xuống còn 1,74%. 6 tháng đầu năm 2023, Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Kim Động đã phối hợp và thông qua các tổ chức hội, đoàn thể cho 65 hộ nghèo, hộ cận nghèo… vay vốn với tổng số tiền gần 5,5 tỷ đồng. Cùng với hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình, huyện tập trung hỗ trợ sản xuất, dạy nghề gắn với tạo việc làm. Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện phối hợp với ngành, đơn vị liên quan tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật; hỗ trợ giống lúa, cây trồng… cho nông dân.

Năm 2022, tỉ lệ hộ nghèo của tỉnh còn 1,93% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 – 2025), giảm 0,62% so với năm 2021. Để đạt kết quả trên, căn cứ vào tình hình thực tế, tỉnh chỉ đạo linh hoạt lồng ghép các nguồn lực triển khai đồng bộ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; thực hiện đồng bộ, kịp thời, hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo lồng ghép với các chương trình, dự án khác triển khai trên địa bàn. Việc triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp… đã góp phần quan trọng tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân, góp phần giảm nghèo bền vững. 6 tháng đầu năm nay, toàn tỉnh có gần 15 nghìn người lao động được giải quyết việc làm, trong đó có không ít người thuộc hộ nghèo đã được tư vấn, giới thiệu việc làm. Những người thuộc hộ nghèo còn trong độ tuổi lao động được hỗ trợ sinh kế phù hợp; người già, người neo đơn nhận được sự quan tâm của các cấp, các ngành, của toàn xã hội thông qua các hoạt động như: Hỗ trợ xây, sửa nhà ở, tặng cây, con giống, vốn, trao quà… Nhờ đó, người nghèo có thêm nguồn lực, động lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống. Các chính sách giảm nghèo khác như: Hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi, hỗ trợ y tế, hỗ trợ giáo dục… được triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Bên cạnh đó, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững; phát động sâu rộng phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau; vận động ủng hộ “Quỹ vì người nghèo”… tạo nguồn lực vật chất để cùng với Nhà nước thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững. 6 tháng đầu năm nay, Quỹ Vì người nghèo các cấp đã vận động, tiếp nhận trên 25 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động chăm lo cho người nghèo. Ngoài ra, còn rất nhiều đơn vị trực tiếp tặng quà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn; hỗ trợ xây nhà Đại đoàn kết… Đặc biệt, thực hiện Chương trình “Chung tay xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và hộ nạn nhân chất độc da cam tỉnh Hưng Yên” năm 2023, toàn tỉnh có 713 hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở với mức hỗ trợ xây mới 80 triệu đồng/hộ; mức hỗ trợ sửa chữa tối đa 40 triệu đồng/hộ.

Theo Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 21/7/2023 của UBND tỉnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo tỉnh Hưng Yên năm 2023, tỉnh đặt ra mục tiêu phấn đấu tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 1,12% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025). Để đạt được mục tiêu này, tỉnh tiếp tục thực hiện hiệu quả các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Đồng thời, thực hiện đồng bộ các chính sách giảm nghèo khác như: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ về y tế; hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi; hỗ trợ về nhà ở; hỗ trợ về giáo dục; hỗ trợ về nước sinh hoạt và vệ sinh; tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; chính sách trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng yếu thế…; thực hiện hiệu quả phong trào thi đua Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản