Tin mới

Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Gia Lai đẩy mạnh các phong trào, cuộc vận động từ cơ sở

(Mặt trận) -Với việc đẩy mạnh các phong trào thi đua, cuộc vận động, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng dân cư bằng những mô hình cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế ở cơ sở, Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Gia Lai đã góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh.

Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy huy động tốt nguồn lực chăm lo an sinh xã hội

Bình Thuân: Lan tỏa yêu thương, chăm lo cho người nghèo

Hiệu quả từ Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo ở huyện Yên Sơn

Những mô hình gắn kết cộng đồng

Cuối năm 2023, mô hình “Điện thắp sáng nông thôn mới” được Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Glar (huyện Đak Đoa) triển khai điểm tại làng Bối. 5 bộ đèn năng lượng mặt trời được lắp đặt tại một số ngã tư trên trục đường giúp người dân đi lại thuận tiện, đảm bảo an ninh trật tự vào buổi tối.

 Hưởng ứng các phong trào, cuộc vận động, người dân TP. Pleiku quan tâm chỉnh trang các tuyến đường ngày một khang trang, sạch đẹp

Bà Lai-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Glar-cho hay: “Năm 2023, làng Bối được xã chọn xây dựng đạt chuẩn nông thôn mới. Do đó, các thôn, làng thống nhất triển khai mô hình điểm tại đây, nguồn kinh phí thì vận động người dân đóng góp. Trong đó, người dân làng Bối đóng góp 5 triệu đồng, 8 triệu đồng còn lại chia đều cho 8 thôn, làng.

Dự kiến, mỗi năm, mô hình sẽ nhân rộng tại 1 làng theo hình thức tương tự. Năm 2024, mô hình thực hiện tại làng Groi Wêt”.

Nói về sự cần thiết của mô hình, ông Bluk-Trưởng ban Công tác Mặt trận làng Bối-thông tin: Nhiều đoạn đường qua khu vực đông dân cư chưa được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng khiến tầm nhìn bị hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông vào buổi tối. Do đó, khi mô hình triển khai, có điện thắp sáng đường làng, người dân rất phấn khởi, nhất trí đóng góp 20 ngàn đồng/hộ.

“Các hộ dân đều muốn lắp đặt thêm trụ đèn. Tuy nhiên, làng ưu tiên đóng góp làm đường giao thông trước. Sau khi hoàn thành các tuyến đường này, làng tiếp tục vận động người dân đóng góp để thắp sáng đường đi”-ông Bluk chia sẻ.

Để cụ thể hóa các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận phát động, đầu năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã xây dựng mô hình điểm về nông thôn mới tại xã Ia Pếch (huyện Ia Grai) và mô hình điểm về đô thị văn minh tại phường Ngô Mây (thị xã An Khê).

Ông Siu Mal-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã, Trưởng ban vận động mô hình điểm về nông thôn mới xã Ia Pếch-cho biết: Qua rà soát, xã còn 7 tiêu chí chưa đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có tiêu chí giao thông. Triển khai thực hiện mô hình điểm, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã phối hợp tuyên truyền, vận động người dân hiến đất để mở rộng các tuyến đường giao thông trên địa bàn.

Đến nay, làng Ograng đã giải phóng xong mặt bằng với 36 hộ hiến 3.060 m2 đất; làng Ku Tong đang giải phóng mặt bằng, có 61 hộ hiến 3.520 m2 đất; làng O Gia cũng đang tiến hành giải phóng mặt bằng.

Chủ động tháo dỡ hàng rào dài hơn 50 m lùi sâu vào bên trong sân gần 1 m để làm đường giao thông, ông Rơ Châm Dan (làng O Gia) bộc bạch: “Nhà nước hỗ trợ làm đường để bà con đi lại thuận tiện nên ai cũng mừng. Đường đi qua đất của ai thì hộ đó chủ động tháo dỡ, di dời. Ngoài tháo dỡ hàng rào, mình còn chặt bỏ một số cây trồng đang cho thu hoạch để mở rộng đường”.

Cùng với đó, cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững” gắn với thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TU ngày 13-2-2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp về xây dựng làng nông thôn mới trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh” tiếp tục được Mặt trận các cấp triển khai thực hiện với nhiều cách làm thiết thực, hiệu quả.

Từ đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Kbang đã phối hợp xây dựng mô hình nuôi bò, dê sinh sản tại xã Đông và Nghĩa An (mỗi mô hình hỗ trợ 15 triệu đồng); Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Đức Cơ trao 11 cặp bò giống cho các hộ nghèo, cận nghèo tại làng Ghè (xã Ia Dơk) và làng Mook Đen 1 (xã Ia Dom) giúp các hộ phát triển kinh tế, ổn định đời sống.

Hướng về cơ sở

Với phương châm “Lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân”, Mặt trận và các tổ chức thành viên từ tỉnh đến cơ sở luôn bám sát địa bàn dân cư, hộ dân để triển khai các phong trào, cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, “Ngày vì người nghèo”, “Đoàn kết sáng tạo, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả hội nhập quốc tế”...

Đồng thời, Mặt trận các cấp không ngừng đổi mới nội dung, hình thức các phong trào, cuộc vận động để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Ông Y Khum-Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Pleiku-cho biết: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” được triển khai gắn với Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 3-11-2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa XII về đầu tư, chỉnh trang hệ thống công trình hạ tầng đô thị, xây dựng TP. Pleiku theo hướng đô thị thông minh, “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” đến năm 2030 và phong trào “Pleiku chung sức xây dựng nông thôn mới”, Đề án thực hiện nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2030.

Nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận các cấp của thành phố đã phối hợp tuyên truyền, vận động người dân hiến 39.927 m2 đất, đóng góp 10.333 ngày công và trên 25,5 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn; triển khai 2 mô hình “Tổ dân phố điện tử”, 16 mô hình “Khu dân cư điện tử”...

Mặt khác, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”... được Mặt trận phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể tuyên truyền, thực hiện mang lại hiệu quả thiết thực.

Ông Siu Trung-Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Gia Lai cho hay: Nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận các cấp trong tỉnh chú trọng nâng cao hiệu quả các phong trào, cuộc vận động theo 3 tiêu chí. Đó là đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động; nâng cao chất lượng, mở rộng phạm vi và đi sâu vào các nội dung cụ thể gắn với các vấn đề thực tiễn tại địa phương; hướng về cơ sở, phát huy tinh thần chủ động của người dân trong triển khai thực hiện.

Theo đó, Mặt trận các cấp tích cực vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội; hiệp thương, thống nhất phân công các tổ chức đoàn thể đảm nhận hỗ trợ, giúp đỡ đoàn viên, hội viên nghèo; tuyên truyền, vận động người dân đóng góp hơn 120 tỷ đồng, hiến trên 500.000 m2 đất và tham gia gần 300.000 ngày công lao động làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương nội đồng...

Riêng cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong đồng bào dân tộc thiểu số để từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững”, từ năm 2019 đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng mới 477 mô hình và nhân rộng 226 mô hình với hơn 26.000 hộ dân tộc thiểu số tham gia thực hiện.

Theo Báo Gia Lai

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản