Tin mới

MTTQ các cấp tỉnh Quảng Trị điểm tựa giúp người nghèo vươn lên

(Mặt trận) -Phát huy vai trò của Mặt trận trong công tác giảm nghèo, thời gian qua, Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực phối hợp, triển khai xây dựng mô hình hỗ trợ sinh kế cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn. Nhờ vậy, nhiều hộ nghèo, cận nghèo có việc làm, có thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng.

Quảng Ngãi: Sẻ chia với đồng bào vùng bão, lũ

Nâng cao chất lượng tiêu chí môi trường trong XDNTM ở huyện Hậu Lộc

Người dân Lâm Đồng san sẻ yêu thương, hướng về đồng bào miền Bắc

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Đông Hà trao hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo ở địa phương - Ảnh: K.S 

Nhiều mô hình hỗ trợ sinh kế

Thành phố Đông Hà được xem là một trong những địa phương triển khai thực hiện đa dạng và hiệu quả các mô hình hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo. Trong đó, có sự đóng góp không ít của mặt trận các cấp trên địa bàn thành phố.

Với phương châm “lấy sức dân xây dựng cuộc sống cho dân”, từ thực tiễn, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã xây dựng và triển khai đề án “Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang trên địa bàn thành phố Đông Hà” gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Từ năm 2019-2024, Mặt trận các cấp thành phố phối hợp xây dựng và triển khai thực hiện hỗ trợ sinh kế, giảm nghèo bền vững với nhiều mô hình hay, cách làm mới sáng tạo, như: xe máy, máy ép nước mía siêu sạch, máy sấy áo quần, máy may, giàn giáo xây dựng, xe bán hàng và bếp nướng bánh mỳ, thiết bị rửa xe máy, máy hút bụi công nghiệp, gà giống, lợn giống, tủ bán hàng, lồng bát quái đánh bắt cá, máy vắt sổ...

Ông Trần Như Lợi ở Khu phố 7, Phường 3 chia sẻ: “Trước đây gia đình tôi thuộc hộ nghèo, sức khỏe của vợ chồng tôi không được tốt, không biết làm gì phù hợp để thoát nghèo bền vững. Được Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đông Hà kêu gọi, vận động kinh phí từ các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bếp ga, tủ bán hàng gia đình tôi mạnh dạn mở quán bán bánh mì ăn sáng. Không phải vay mượn đầu tư ban đầu nhiều nên chúng tôi chỉ tập trung chế biến, tạo ra món ăn ngon phục vụ khách. Nhờ có nguồn thu nhập mới này, gia đình tôi sớm thoát nghèo, hiện là hộ cận nghèo”.

Từ các nguồn vận động, nhiệm kỳ 2019-2024, Mặt trận các cấp thành phố đã khảo sát, hỗ trợ xây dựng và sửa chữa được 145 nhà đại đoàn kết, với số tiền hơn 4,2 tỉ đồng; hỗ trợ phương tiện sinh kế cho 160 hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền hơn 822 triệu đồng...

Ngoài ra, Mặt trận, đoàn thể các cấp hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất, kinh doanh; hướng dẫn cho hộ nghèo về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đông Hà Nguyễn Hồng Hải cho hay: “Nhìn chung, các mô hình sinh kế của Mặt trận các cấp thành phố hỗ trợ phù hợp nhu cầu của người dân, tạo sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo thoát nghèo bền vững, góp phần quan trọng vào kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững của địa phương”.

Thoát nghèo nhờ nghề nuôi hươu

Trước đây, đời sống người dân ở xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông rất khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Ở xã vẫn chưa có nhiều mô hình kinh tế xóa đói giảm nghèo mới, hiệu quả. Năm 2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã có chuyến tham quan, học tập về xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Hà Tĩnh, trong đó tham quan các mô hình nuôi hươu tại huyện Hương Sơn.

Nhận thấy mô hình này mang lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện của địa phương, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã đã xây dựng đề án và đề xuất với Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ các hộ gia đình nghèo, cận nghèo thực hiện. Theo đó, mỗi hộ chăn nuôi 1 con hươu được hỗ trợ 10 triệu đồng và nhiều chính sách khác như cho vay vốn lãi suất ưu đãi, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, tìm kiếm đầu ra sản phẩm...

Cuối năm 2018, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện quyết định hỗ trợ cho 4 hộ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo ở Triệu Nguyên (mỗi hộ 1 triệu đồng) để người dân thưc hiện mô hình. Bên cạnh đó, Ủy ban MTTQ Việt Nam xã vận động thêm 5 hộ ngoài chương trình cùng thực hiện, nâng tổng số hộ tham gia mô hình lên 9 hộ với 18 con hươu được hỗ trợ.

Năm 2019, được sự hỗ trợ từ nguồn vốn xây dựng nông thôn mới, xã tiếp tục hỗ trợ cho 7 hộ gia đình/14 con hươu. Đơn vị đã vận động 16 hộ tự đầu tư thêm 20 con, nâng số đàn hươu lên 52 con. Chị Nguyễn Thị Kim Dung ở thôn Xuân Lâm là một trong những hộ đầu tiên tham gia mô hình và duy trì tốt việc nuôi hươu.

Chị Dung chia sẻ: “Được Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện, xã hỗ trợ 10 triệu đồng, cùng với nguồn vốn đối ứng của gia đình, tôi đầu tư nuôi 1 con hươu trị giá 18 triệu đồng. Qua một thời gian ngắn thấy nuôi hươu dễ hơn nuôi lợn, trâu, bò...vì ăn ít, thức ăn là các loại lá cây luôn sẵn có nên không tốn chi phí, tôi tiếp tục đầu tư thêm 2 con hươu. Hơn 3 năm nay, đàn hươu đến thời kỳ cho lấy nhung đã giúp gia đình có nguồn thu nhập khá, bình quân mỗi năm khoảng 20 triệu đồng”.

Bên cạnh những thuận lợi, quá trình chăn nuôi đang phát triển tốt thì đến năm 2020 địa bàn xã gặp phải trận lũ quá lớn, quá dài ngày làm thiệt hại kinh tế rất lớn trong đó thiệt hại đàn vật nuôi khá nhiều, riêng đàn hươu bị chết 26 con.

“Khắc phục khó khăn gặp phải trong thời gian đầu nuôi hươu, các hộ dân tiếp tục duy trì mô hình. Việc chăn nuôi hươu dễ hơn rất nhiều so với các loại khác và cho thu nhập khá cao, bình quân mỗi con hươu từ năm thứ 3 trở đi cho thu nhập từ 6-10 triệu/năm, nếu giống tốt và chăn nuôi tốt thì có con lên đến 20 triệu/năm.

Hiện tại các hộ gia đình đã bắt đầu phát triển đàn bằng cách nuôi thêm hươu cái để nhân đàn. Mô hình đã góp phần giúp người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo bền vững; đa dạng hóa các mô hình xóa đói giảm nghèo ở xã miền núi”, Chủ tịch Ủy ban MTTQVN xã Triệu Nguyên Nguyễn Ngọc Hiệp khẳng định.

K.S

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản