Tin mới

Nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường

(Mặt trận) -Từ 3 mô hình điểm do Ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) xây dựng vào năm 2016, đến nay, cả nước đã có hơn 2.000 mô hình thuộc 43 tổ chức tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH, giảm nhẹ rủi ro thiên tai.

Phú Thọ: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Thanh Hóa: Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết

Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy huy động tốt nguồn lực chăm lo an sinh xã hội

 Cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường.

Những hoạt động thiết thực

Trao đổi tại hội nghị về triển khai phối hợp với các tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH vừa diễn ra tại TPHCM, nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho biết, các tôn giáo tại nhiều địa phương đã có những mô hình hiệu quả, cách làm hay, tiêu biểu như: Tỉnh Lâm Đồng với mô hình "Giáo xứ An toàn - sáng - xanh - sạch - đẹp" của Giáo xứ Thánh Mẫu (phường 7, TP Bảo Lộc); Tỉnh Đồng Tháp với mô hình "Câu lạc bộ Phật tử thu gom rác thải, xây dựng hố rác gia đình, làm hàng rào, cột cờ, trồng hoa kiểng”; tại tỉnh Long An đã tiến hành xây dựng 3 mô hình điểm ở cấp tỉnh tại chùa Thiên Phước, chùa Phước Bảo và chùa Pháp Bảo với các hoạt động như thành lập tổ tự quản BVMT, tuyên truyền trên đài truyền thanh vào thứ 7 hàng tuần, trồng cây xanh, vận động hộ gia đình có vật dụng chứa rác thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường trước khi đưa đến nơi tập trung…

Ngoài ra, tôn giáo tại các địa phương còn có những hoạt động ý nghĩa khác, nổi bật như Giáo xứ Bình Hải, Giáo xứ Phú Hòa (Quảng Ngãi) đã xây dựng 2 nhà máy nước sạch được khử trùng qua tia cực tím với tổng giá trị hơn 700 triệu đồng để phục vụ nhu cầu nước sạch tinh khiết cho người dân.…

Ông Võ Tuấn Nhân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH cho rằng, đối tình trạng với ô nhiễm không khí vẫn còn diễn biến phức tạp, nhất là ô nhiễm bụi mịn tại các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) có thời điểm vượt ngưỡng an toàn, nhiều khả năng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân. Nguyên nhân chính do bụi, khí thải từ các phương tiện giao thông, hoạt động xây dựng, hoạt động công nghiệp với lượng thải lớn và chưa được kiểm soát hiệu quả; diện tích cây xanh, mặt nước trong phát triển đô thị chưa đạt yêu cầu.

Không thể thiếu vai trò của các tổ chức tôn giáo

Với quan điểm coi môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững, BVMT phải lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu, ông Võ Tuấn Nhân cho rằng, thực hiện được các chủ trương, chính sách, pháp luật, giải quyết thực tiễn trong nước, quốc tế đặt ra đối với vấn đề BVMT, ứng phó với BĐKH, đòi hỏi sự chung tay, góp sức của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và mỗi người dân, trong đó không thể thiếu vai trò quan trọng của các tổ chức tôn giáo. “Vì vậy, Chương trình phối hợp phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia BVMT và thích ứng với BĐKH giai đoạn 2022-2026 tiếp tục được ký kết và cùng nhau triển khai là hết sức quan trọng và cần thiết” - ông Nhân nói.

Nguyên Phó Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Ngô Sách Thực cho rằng, muốn phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH phải làm tốt xây dựng chương trình, kế hoạch với các mục tiêu, nội dung cụ thể, tránh chỉ nêu chung chung.

Ông Thực nhấn mạnh, cần cung cấp kịp thời thông tin, tài liệu tuyên truyền về BVMT, ứng phó với BĐKH cho các tôn giáo. Việc 63/63 tỉnh, thành phố đều ký kết được Chương trình/Kế hoạch phối hợp bước đầu đã tạo sự lan tỏa và phát huy được trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân các tôn giáo tham gia Chương trình với gần 2.000 mô hình đã được xây dựng, cần phải được tiếp tục phát huy, triển khai cụ thể hơn.

QUỐC ĐỊNH

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản