Tin mới

Ninh Thuận: Nhiều hoạt động thiết thực chăm lo đời sống người nghèo

(Mặt trận) -Chăm lo đời sống người nghèo nói riêng, thực hiện công tác an sinh xã hội nói chung là nhiệm vụ được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể tỉnh Ninh Thuận quan tâm triển khai thường xuyên, không chỉ góp phần giúp người nghèo có thêm niềm tin, động lực vươn lên trong cuộc sống, mà còn phát huy truyền thống “Tương thân, tương ái” tốt đẹp của dân tộc trong cộng đồng, xã hội.

Lan tỏa Mô hình Khu dân cư kiểu mẫu

Hòa Bình: Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

MTTQ các cấp huyện Châu Thành củng cố khối đại đoàn kết

 Đại diện Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện tặng quà cho các hộ nghèo.Ảnh:T.Mạnh

Dịp tết Nguyên đán Quý Mão vừa qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã thực hiện việc chăm lo Tết cho các đối tượng kịp thời, chu đáo, đúng đối tượng. Bên cạnh những phần quà của Chủ tịch nước, tỉnh Ninh Thuận đã trích ngân sách hỗ trợ 11.015 hộ nghèo, mỗi hộ 300 ngàn đồng với tổng số tiền trên 3,3 tỷ đồng. Cùng với đó, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp và các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đã hỗ trợ nhân dân toàn tỉnh 70.909 suất quà trị giá trên 22,7 tỷ đồng, tăng 5.394 suất/5,214 tỷ đồng so với năm 2022, qua đó góp phần thực hiện tốt chủ trương đảm bảo mọi người, mọi nhà đều được vui xuân, đón Tết cổ truyền của dân tộc.

Không chỉ dịp tết Nguyên đán, từ nhiều năm qua, công tác chăm lo đời sống người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh đã trở thành nhiệm vụ thường xuyên, được cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở quan tâm triển khai nghiêm túc, mang lại kết quả tích cực. Bên cạnh những phần quà nhân dịp lễ, tết, công tác chăm lo giúp đỡ người nghèo được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể, doanh nghiệp, nhà hảo tâm chú trọng triển khai thông qua việc tuyên truyền vận động kinh phí hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn xây dựng nhà ở để “an cư, lạc nghiệp”. Chỉ tính riêng năm 2022, từ các nguồn vận động, các cấp Mặt trận từ tỉnh đến cơ sở đã hỗ trợ xây dựng 349 căn nhà cho hộ nghèo, các hộ dân có nhà ở bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, nằm trong vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, với tổng kinh phí gần 17 tỷ đồng. Các hội, đoàn thể của tỉnh cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên, nhà hảo tâm ủng hộ kinh phí duy trì triển khai nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa để có thêm nhiều ngôi nhà mới cho hộ nghèo, cận nghèo. Điển hình có thể kể đến Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh đã vận động, kết nối hỗ trợ gia đình nghèo, bệnh nhân nghèo xây dựng 11 căn nhà với tổng trị giá 630 triệu đồng; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh vận động hỗ trợ xây dựng 9 căn nhà Mái ấm tình thương trị giá 526 triệu đồng cho hội viên, phụ nữ nghèo; các cấp công đoàn hỗ trợ xây mới và sửa chữa 27 căn nhà với tổng trị giá trên 1 tỷ đồng giúp đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn ổn định đời sống, an tâm công tác…

Chăm lo, giúp đỡ người nghèo vươn lên trong cuộc sống, trong năm 2022, tỉnh Ninh Thuận đã trích Quỹ “Vì người nghèo” hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo và hộ nghèo đa chiều với tổng số tiền trên 2,1 tỷ đồng. Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận vận động 5 đoàn thể chính trị - xã hội, 6 tổ chức tôn giáo và Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh ký cam kết nhận đỡ đầu, giúp 70 hộ nghèo trên địa bàn tỉnh thoát nghèo bền vững; huyện Ninh Phước duy trì vận động các cơ quan, đơn vị nhận đỡ đầu, giúp đỡ 363 hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Các cấp Mặt trận, đoàn thể duy trì phát động, triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều phong trào giúp nhau trong đoàn viên, hội viên về vốn, tư liệu sản xuất; tạo điều kiện cho đoàn viên, hội viên tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi; phối hợp triển khai công tác đào tạo nghề, giới thiệu việc làm; giúp đỡ người nghèo tiền khám, chữa bệnh; cung cấp nhiều suất ăn miễn phí... Nhiều mô hình giảm nghèo có hiệu quả và các phong trào giúp nhau trong dòng tộc, cộng đồng dân cư được duy trì, nhân rộng. Đối với những trường hợp có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, biện pháp “dài hơi” được nhiều tổ chức, đoàn thể hướng tới chính là duy trì có hiệu quả hoạt động “đỡ đầu” trợ giúp hằng tháng, hằng quý, giúp người nghèo có thêm điều kiện ăn ở, học tập. Điển hình như Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai chương trình “Mẹ đỡ đầu” đến cuối năm 2022 đã vận động được 520 triệu đồng, kết nối, đăng ký hỗ trợ, đỡ đầu 31 trẻ em mồ côi cha, mẹ do dịch COVID-19 và 87 trẻ em mồ côi khác có hoàn cảnh khó khăn; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh nhận đỡ đầu 70 học sinh có hoàn cảnh khó khăn theo chương trình “Nâng bước em đến trường” và “Con nuôi Đồn Biên phòng” với mức hỗ trợ 500.000 đồng/học sinh/tháng; Đoàn Thanh niên Công an tỉnh duy trì thực hiện đề án “Tuổi trẻ Công an Ninh Thuận hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đến trường” nhận đỡ đầu 52 học sinh có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí thực hiện trong năm 2022 là 187,2 triệu đồng…

Những mô hình, hoạt động nói trên được triển khai thường xuyên, rộng khắp đã thể hiện sự quan tâm, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân trong chăm lo, giúp đỡ người nghèo; góp phần cùng cả nước thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về an sinh xã hội; giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều theo chuẩn mới trên địa bàn tỉnh trong năm 2022 đạt 1,86% so với kế hoạch giảm từ 1,5-2%.

Tùng Lâm

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản