Tin mới

Phú Yên: Hiệu quả từ các mô hình tổ tự quản

(Mặt trận) -Toàn tỉnh Phú Yên hiện có hơn 1.165 mô hình tự quản. Nhìn chung, các mô hình tự quản đã phát huy được tinh thần đoàn kết, gắn bó trong cộng đồng, góp phần xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hà Giang: Xuân đến sớm với người dân khu tái định cư sau lũ Quang Bình

Mặt trận Tổ quốc các cấp tỉnh Bình Thuận phát huy vai trò trong xây dựng nông thôn mới

Yên Bái: 100% hộ dân bị thiệt hại về nhà do bão số 3 có nhà mới trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Đa dạng mô hình tự quản

Toàn tỉnh Phú Yên hiện có hơn 1.165 mô hình tự quản trên nhiều lĩnh vực, trong đó thôn, buôn có hơn 970 mô hình, ở khu phố có hơn 190 mô hình. Hiện nay, các mô hình tự quản trên địa bàn tỉnh được thành lập dưới 2 dạng: Hoạt động tự quản của thôn, buôn, khu phố được chính quyền công nhận hướng dẫn và tổ chức hoạt động; hoạt động tự quản theo các tổ nhóm, cụm dân cư xuất phát từ các cuộc vận động, phong trào thi đua trên địa bàn khu dân cư. 

 Một thành viên thuộc tổ tự quản ở xã Hòa Trị trao đổi với công an và lãnh đạo chính quyền xã về tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thôn xóm tại một hội nghị đối thoại.

Nhiều nhất trong các mô hình tự quản phải kể đến mô hình Khu dân cư tự quản về an ninh trật tự (ANTT). Tại xã Hòa Trị (huyện Phú Hòa), mô hình Khu dân cư tự quản ANTT được triển khai trong nhiều năm qua tại 5 thôn trên địa bàn xã và ngày càng được củng cố, kiện toàn theo hướng tự phòng, tự quản, tự bảo vệ. Trong đó, 5 tổ tự quản gồm 93 thành viên; 5 ban bảo vệ thôn xóm gồm 41 thành viên, có sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân. Trong năm 2022, các tổ công tác của mô hình đã tổ chức 268 lượt tuần tra kiểm soát, giải tán 17 điểm thanh niên tụ tập chơi khuya gây mất ANTT, giải tán 22 điểm đánh bạc…; cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị giúp lực lượng công an xử lý, phối hợp hòa giải thành 12 vụ việc mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ trong nội bộ Nhân dân… 

Không riêng xã Hòa Trị, dưới sự lãnh đạo của chi bộ, sự hỗ trợ của quân dân chính, ban công tác mặt trận, các tổ chức đoàn thể, các thôn, buôn, khu phố, nhiều mô hình tự quản khác cũng được thành lập. Nhất là từ khi triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, việc xây dựng các mô hình tự quản về môi trường như khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường, tổ thu gom rác thải, tổ tự quản bảo vệ môi trường, đoạn đường tự quản, hẻm phố tự quản… được nhiều địa phương thực hiện. Điều này góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, huy động tối đa các nguồn lực của xã hội nhằm thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. 

Chia sẻ về khu dân cư nơi mình sinh sống, ông Nguyễn Tấn Đức, Trưởng ban Công tác Mặt trận thôn Long Thủy, xã An Phú (TP Tuy Hòa) cho hay, một trong những kết quả nổi bật của thôn Long Thủy phải kể đến là việc xây dựng, nhân rộng được nhiều mô hình tự quản ở khu dân cư, như mô hình Khu dân cư thân thiện với môi trường biển, Rác không tiếp đất, Tuyến đường ANTT, an toàn giao thông, Tuyến đường xanh - sạch - đẹp… Thông qua các mô hình tự quản này, người dân ngày càng góp sức cùng cấp ủy, chính quyền thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở địa phương. 

Dễ trùng lắp, chồng chéo 

Các mô hình tự quản ở khu dân cư đã được đông đảo người dân hưởng ứng mạnh mẽ, huy động được sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, góp phần giữ vững tình hình ANTT và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh, hiện nay, mặt trận, các đoàn thể, công an… đều có mô hình nhưng nội dung trùng lắp không ít. Có khi cùng một mô hình nhưng đơn vị nào cũng làm. 

Tại hội nghị triển khai cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” trong giai đoạn mới giữa Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên và các tổ chức thành viên, Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Hồ Hồng Nam cho rằng: Xây dựng, nhân rộng các mô hình tự quản ở khu dân cư sẽ góp phần phát huy tinh thần đoàn kết trong cộng đồng dân cư, nâng cao ý thức, trách nhiệm tích cực xây dựng khu dân cư văn hóa, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, thi đua thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Tuy nhiên, mỗi đơn vị nên lựa chọn những mô hình phù hợp với nhiệm vụ hoạt động của mình để tránh trùng lắp, chồng chéo, nhiều nhưng không tinh chưa chắc mang lại hiệu quả. Các đơn vị cần tránh tình trạng xây dựng các mô hình tự quản ở khu dân cư quá nhiều nhưng chỉ dừng lại ở lễ phát động, ra mắt. Ví dụ cùng nội dung về bảo vệ môi trường nhưng mỗi ngành, tổ chức chính trị đều thành lập các mô hình tự quản riêng. Việc “mạnh ai nấy làm” rất dễ tạo ra sự trùng lắp và tính hình thức trong thực hiện. 

Mọi phong trào đều bắt đầu từ Nhân dân, các mô hình tự quản ở khu dân cư ngày càng trở thành phong trào tự nguyện, tự giác, tự quyết, tự chịu trách nhiệm, tự chủ về kinh phí. Thời gian tới, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, nhất là sự tích cực của mặt trận các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc phát huy vai trò, tính chủ động, sáng tạo của người dân trong tham gia xây dựng, thực hiện các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh; góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, xây dựng hệ thống chính trị của tỉnh ngày càng vững mạnh.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản