Tin mới

Quảng Ninh: Đo hiệu quả xây dựng NTM bằng sự hài lòng của người dân

(Mặt trận) -Mức độ hài lòng của người dân được xem là thước đo chính xác về kết quả xây dựng NTM của địa phương nơi họ cư trú. Bởi thực tế cho thấy, phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng" là "kim chỉ nam" cho quá trình xây dựng NTM lâu dài.

Lan tỏa Mô hình Khu dân cư kiểu mẫu

Hòa Bình: Xóa nhà dột nát giúp người nghèo ổn định cuộc sống

MTTQ các cấp huyện Châu Thành củng cố khối đại đoàn kết

 Người dân thôn Phúc Thị (xã Việt Dân, TX Đông Triều) tham gia dọn vệ sinh đường ngõ xóm.

Việc lấy ý kiến hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM không phải là một yêu cầu mới, mà nội dung này đã được quan tâm thực hiện từ nhiều năm qua. Cụ thể, theo Quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ, đây là nhiệm vụ do MTTQ chủ trì, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội tiến hành thực hiện trong quá trình các địa phương làm hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền xét công nhận đạt chuẩn NTM.

Tùy theo tình hình cụ thể của địa phương, việc lấy ý kiến có thể dưới hình thức họp nhân dân hoặc đến trực tiếp từng gia đình. Nội dung lấy ý kiến đảm bảo đủ 17 nội dung đối với cấp xã, 10 nội dung đối với cấp huyện theo mẫu phiếu do Ủy ban Trung ương MTTQ xây dựng, ban hành kèm theo Hướng dẫn số 78/HD-MTTW-BTT ngày 24/4/2017. Trong đó, bao gồm việc từng người dân đã hài lòng, chưa hài lòng, hoặc có ý kiến cụ thể về từng nội dung, như: Quy hoạch, bố trí các công trình hạ tầng; về hệ thống giao thông phục vụ đi lại, sản xuất; các hoạt động văn hóa, văn nghệ; tình hình an ninh trật tự; vai trò chỉ đạo, quản lý của cấp ủy đảng, chính quyền...

Kết quả đánh giá sự hài lòng của nhân dân được niêm yết công khai tại nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng ở khu dân cư. Trong trường hợp kết quả tỷ lệ hài lòng đạt thấp, MTTQ các cấp sẽ có văn bản đề nghị dừng công nhận kết quả xây dựng NTM của địa phương. Đồng thời đề xuất các nội dung cần được chỉ đạo, tập trung nâng cao chất lượng nhằm đáp ứng nguyện vọng chính đáng của người dân.

Tại Quảng Ninh những năm qua, việc quan tâm tới mức độ hài lòng của người dân cũng không chỉ dừng lại ở một bước thủ tục theo quy định, mà đã luôn được đặt lên hàng đầu trong suốt quá trình xây dựng NTM tại từng địa phương. Cụ thể, bằng việc chú trọng công tác tuyên truyền, vận động, giải thích để mỗi người nhận thức rõ ràng được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện chủ trương chung, từ đó tạo sự được đồng thuận, ủng hộ trong nhân dân. MTTQ và các tổ chức thành viên cũng đều vào cuộc thông qua các phong trào thi đua sôi nổi, mô hình thiết thực. Nhờ đó giúp huy động sức lực, của cải, trí tuệ của nhân dân để hoàn thành được những tiêu chí khó về môi trường, giảm nghèo, an ninh quốc phòng...  

Và chính bởi nhân dân đã trực tiếp tham gia thực hiện, trực tiếp thụ hưởng nên ý kiến của họ sẽ luôn khách quan, chính xác cao khi đánh giá thành quả xây dựng NTM tại nơi cư trú. Việc lấy ý kiến người dân cũng là một trong những dịp để chính quyền địa phương, ngành chức năng nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị từ cơ sở. Từ ý kiến người dân, MTTQ sẽ kiến nghị các đơn vị liên quan về những nội dung người dân chưa hài lòng cao. Những cơ quan liên quan có trách nhiệm trả lời trước nhân dân, khẩn trương đưa ra giải pháp khắc phục.

Trong giai đoạn 2021-2022, ý kiến hài lòng của người dân không chỉ là một thủ tục trong khâu hoàn thiện hồ sơ nữa, mà đã trở thành một trong những điều kiện “chính” để xét công nhận huyện NTM và huyện NTM nâng cao. Cụ thể theo Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 8/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ, huyện NTM phải có tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM của huyện đạt từ 90% trở lên; trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng NTM đạt từ 80% trở lên. Huyện NTM nâng cao phải có tỷ lệ hài lòng của người dân trên địa bàn đối với kết quả xây dựng NTM nâng cao của huyện đạt từ 95% trở lên. Trong đó có tỷ lệ hài lòng của người dân ở từng xã đối với kết quả thực hiện từng nội dung xây dựng NTM nâng cao đạt từ 85% trở lên. Qua đó góp phần bảo đảm tính khách quan, đề cao hơn nữa vai trò chủ thể, vai trò giám sát của nhân dân trong xây dựng NTM.

Để thực hiện hiệu quả chương trình xây dựng NTM trong năm 2022, UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành Kế hoạch số 29/KH-UBND về triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2022.

Trong đó, các nhiệm vụ cụ thể được xác định gồm:TP Hạ Long hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM; Vân Đồn, Ba Chẽ, Bình Liêu đạt chuẩn NTM; Tiên Yên, Đầm Hà đạt chuẩn NTM nâng cao;có thêm 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, thêm 3 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; phát triển mới 50 sản phẩm OCOP trở lên; phấn đấu nâng mức thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt trên 56 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ giảm nghèo toàn tỉnh đạt 0,11%...

Hoàng Giang

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản