Tin mới

Thái Nguyên: Lan tỏa tinh thần dùng hàng Việt

(Mặt trận) -Thời gian qua, Ban Chỉ đạo cuộc vận động 'Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam' tỉnh Thái Nguyên tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân ưu tiên sử dụng hàng Việt.

Phú Thọ: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Thanh Hóa: Hỗ trợ người nghèo “an cư” đón tết

Mặt trận Tổ quốc huyện Cai Lậy huy động tốt nguồn lực chăm lo an sinh xã hội

 Hiện nay, tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh, hàng hóa Việt chiếm trên 80%. Trong ảnh: Người dân chọn mua hàng tại siêu thị Go! Thái Nguyên.

Đồng chí Dương Văn Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên (đơn vị Thường trực Ban Chỉ đạo CVĐ), cho biết: Năm 2023, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo và các địa phương tiếp tục triển khai hiệu quả CVĐ.

Theo đó, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Công Thương, Liên minh HTX và ủy ban MTTQ các huyện, thành phố tổ chức 8 hội nghị tuyên truyền đến cán bộ MTTQ, các tổ chức đoàn thể, tổ hợp tác, HTX và nhân dân về thực hiện CVĐ, với nội dung: Thông tin về hàng Việt, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm, thực tiễn bán hàng...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy quán triệt nội dung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về CVĐ. Đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên tích cực tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của CVĐ. Định hướng các cơ quan báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền; đặc biệt chú trọng tuyên truyền về các sản phẩm, dịch vụ thế mạnh của tỉnh, gắn với tuyên truyền đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, giai đoạn 2019-2025….

Bà Nguyễn Thị Thủy, một người dân ở thị trấn Đu (Phú Lương), chia sẻ: Trước đây, tôi hay mua hàng nhập ngoại, nhưng từ khi được tuyên truyền về hàng Việt tôi thay đổi thói quen. Dùng hàng Việt, tôi thấy chất lượng đảm bảo, mẫu mà đẹp...

Cũng qua thăm dò dư luận từ Ban Chỉ đạo CVĐ, có trên 90% cán bộ, đảng viên, người dân được hỏi đều cho rằng, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” làm thay đổi nhận thức, hành vi ưu tiên mua và sử dụng hàng hóa có xuất xứ trong nước.

Cùng với công tác tuyên truyền, quảng bá, các đơn vị thành viên Ban Chỉ đạo CVĐ thường xuyên vận động các doanh nghiệp, HTX trong tỉnh sản xuất hàng hóa đảm bảo chất lượng. Trong năm 2023, Sở Công Thương đã triển khai 3 đề án khuyến công quốc gia, 23 đề án khuyến công địa phương, với tổng kinh phí trên 6,5 tỷ đồng để hỗ trợ mua máy móc thiết bị cho các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và tuyên truyền các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn, quảng bá, phát triển sản phẩm.

Công tác hỗ trợ doanh nghiệp trong phân phối, tiêu thụ hàng hóa, mở rộng thị trường cũng được Sở Công Thương tăng cường thực hiện. Cụ thể như hỗ trợ doanh nghiệp, HTX tham gia các chương trình kết nối cung - cầu tại các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài; tổ chức chương trình “Xúc tiến sắc màu nông sản thời kỳ 4.0 - Thái Nguyên 2023” tại TP. Phổ Yên, có quy mô 120 gian hàng, với sự tham gia của hơn 40 tỉnh, thành phố trong cả nước..

Ngoài việc tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm, Sở Công Thương cũng tư vấn, hỗ trợ các đơn vị tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Thái Nguyên. Đến nay đã có gần 6 triệu lượt người truy cập, với hơn 2.700 sản phẩm của tỉnh được đăng tải trên sàn giao dịch; trong đó có 173 sản phẩm COP; 90 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu.

Sở Công Thương còn hỗ trợ, phối hợp tư vấn đưa các sản phẩm của các doanh nghiệp, HTX để quảng bá, tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử. Có thể thấy, CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tiếp tục được triển khai hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Việc tuyên truyền để người dân biết đến và yêu thích hàng Việt; hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX sản xuất hàng hóa là nền tảng góp phần tạo việc làm, thúc đẩy sản xuất của doanh nghiệp, tạo sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

S.L

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản