Tin mới

Tiền Giang: Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững

(Mặt trận) - Thông qua việc triển khai các chính sách và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân trong những năm qua của Tiền Giang đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

Những ngôi nhà ấm tình đoàn kết ở Kon Thụp

Thành phố Việt Trì chăm lo đời sống cho người nghèo

Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở huyện Yên Định

 

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, Tiền Giang luôn xác định giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng, quá trình thực hiện gắn chặt với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Tỉnh đã triển khai đồng bộ các chính sách, dự án giảm nghèo như chính sách hỗ trợ sản xuất, dạy nghề tạo việc làm; chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo quy định của trung ương... Từ đó, giúp người nghèo từng bước nâng cao thu nhập và được tiếp cận với các dịch vụ xã hội tốt hơn.

Trong giai đoạn 2020 - 2025, giảm nghèo bền vững được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, hằng năm, các huyện, thị xã, thành phố đều chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch giảm nghèo, trong đó phân tích rõ các nguyên nhân nghèo và khả năng thoát nghèo của hộ, xác định rõ chỉ tiêu, địa chỉ cụ thể, đề ra giải pháp hỗ trợ phù hợp.

Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền, thực hiện tốt công tác phối hợp giữa cơ quan chuyên môn với các đoàn thể từ huyện đến cơ sở.

Đề cao tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành, đặc biệt là hệ thống chính trị ở cơ sở đối với công tác giảm nghèo bền vững. Đồng thời, thực hiện tốt việc huy động, phân bổ nguồn lực chương trình giảm nghèo, đảm bảo đúng nguyên tắc, công khai, minh bạch, tập trung theo thứ tự ưu tiên, tránh tình trạng đầu tư dàn trải. Đẩy mạnh việc huy động các nguồn lực xã hội tham gia công tác giảm nghèo; sử dụng hiệu quả nguồn lực từ các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM gắn với mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, căn cứ nguồn lực được phân bổ, các địa phương đã tập trung triển khai dựa trên điều kiện thực tế. Đơn cử như tại Tân Mỹ Chánh, xã về đích NTM kiểu mẫu của TP. Mỹ Tho. Để có được kết quả này, Tân Mỹ Chánh đã sử dụng tốt nguồn lực hỗ trợ của cấp trên, phát huy sức mạnh nội lực, trong đó chú trọng các mô hình sản xuất khai thác tiềm năng, thế mạnh của xã.

Cụ thể, xã Tân Mỹ Chánh đã nâng chất 19/19 tiêu chí NTM nâng cao đạt theo chuẩn mới và xây dựng hoàn thành 4/4 tiêu chí xã NTM kiểu mẫu. Xã đã tập trung huy động các nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, vận động các nhà đầu tư và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và nhân dân mạnh dạn đầu tư mở rộng phát triển sản xuất. Các tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã được đầu tư mở rộng nâng cấp, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp và nhân dân.

Ban Chỉ đạo xây dựng NTM xã Tân Mỹ Chánh còn tập trung chú trọng công tác giải quyết việc làm, giảm nghèo. Năm 2020, khi ra mắt xã NTM nâng cao, toàn xã có 56 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 1,26%; đến nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm còn 1,11%, so với tiêu chí NTM nâng cao là từ 2,5% trở xuống.

Theo Bộ tiêu chí xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021 - 2025, Tân Mỹ Chánh đạt về tiêu chí thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã NTM kiểu mẫu phải cao hơn từ 10% trở lên so với mức thu nhập bình quân đầu người áp dụng theo quy định đối với xã NTM nâng cao tại cùng thời điểm, với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của xã là 70,8 triệu đồng/người/năm.

Tiêu chí hộ nghèo được đánh giá là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng NTM, liên quan trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân, có vai trò thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, nhưng đây cũng là tiêu chí khó thực hiện đối với các địa phương, nhất là với những xã vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Vì thế, để thực hiện tốt tiêu chí hộ nghèo trong xây dựng NTM, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân, Tiền Giang đã và sẽ tiếp tục lồng ghép thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; triển khai các chính sách giảm nghèo chung và huy động các nguồn lực khác nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Chú trọng đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân.

Tỉnh đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP), áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới trong chăn nuôi, trồng trọt, thực hiện thâm canh cây trồng có hiệu quả. Thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp trên cơ sở khai thác lợi thế đất đai, khí hậu của địa phương gắn với nhu cầu thị trường. Triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; tạo việc làm thường xuyên cho lao động nông thôn…

Kết quả trong 2 năm (2021 - 2022), toàn tỉnh có 19 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, 23 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu và 2 huyện (Gò Công Tây và Cai Lậy) đạt chuẩn huyện NTM.

Đến nay, toàn tỉnh có 137/142 xã NTM, đạt 96,48%, dẫn đầu trong 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự kiến cuối năm 2023, tỉnh có thêm 5 xã đạt chuẩn NTM (nâng tổng số lên 142/142 xã, đạt 100%); 11 xã NTM nâng cao (nâng tổng số lên 50 xã, đạt 35,2%); 2 xã NTM kiểu mẫu (nâng tổng số lên 4 xã, đạt 2,9%) và 2 huyện (Cái Bè và Châu Thành) đạt chuẩn huyện NTM, nâng số đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM, hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM lên 9/11 đơn vị. Dự kiến đến năm 2025, hoàn thành xây dựng tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn NTM.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản