Tin mới

Điện Biên: Thực hiện tốt công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình

(Mặt trận) -Với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGÐ) ở tỉnh Điện Biên đã và đang đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Chất lượng dân số được cải thiện, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống giảm dần, từng bước khống chế tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh; công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân cơ bản được đáp ứng...

Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quy định 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính

 Cán bộ DS-KHHGÐ tuyên truyền, nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn huyện Mường Nhé.

Là tỉnh miền núi, nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, đời sống còn gặp nhiều khó khăn, dù đã có nhiều nỗ lực, huy động sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị nhưng công tác dân số trên địa bàn tỉnh ta những năm qua vẫn còn nhiều bất cập. Ðặc biệt, nhiều chỉ số còn thấp so với cả nước và khu vực, như: Tuổi thọ trung bình thấp so với cả nước 5,4 tuổi, khu vực 2,9 tuổi; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi còn cao (gấp 1,32 lần so với toàn quốc); tỷ lệ nhiễm HIV cao (0,57%); dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) vị thành niên, thanh niên chưa đáp ứng được nhu cầu...

Bà Nguyễn Thị Hải Yến, Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGÐ khẳng định: Công tác DS - KHHGÐ đặt mục tiêu “Thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, tạo điều kiện để có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Ðể nâng cao chất lượng dân số, nhiều năm trở lại đây, Chi cục luôn chú trọng và đẩy mạnh công tác truyền thông nhằm thay đổi hành vi về công tác dân số trong nhân dân. Ðặc biệt, Chi cục đã và đang triển khai hiệu quả Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa XII về “Công tác dân số trong tình hình mới” nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về nhiệm vụ, nội dung công tác dân số. Ðồng thời, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền, phổ biến, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho các nhóm đối tượng liên quan về các nội dung của công tác dân số: Sàng lọc trước sinh/sàng lọc sơ sinh; tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục, KHHGÐ, bạo lực gia đình, bạo lực học đường; hệ lụy của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh...

Cùng với đó, để góp phần nâng cao chất lượng dân số, Chi cục DS-KHHGÐ đã và đang triển khai nhiều đề án, chương trình về dân số, như: Ðề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; đẩy mạnh mở rộng xã hội hóa cung cấp phương tiện tránh thai, hàng hóa dịch vụ KHHGÐ/SKSS đến năm 2030... Chiến dịch “tăng cường tuyên truyền vận động, nâng cao chất lượng dân số lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGÐ đến vùng đông dân có mức sinh cao và vùng khó khăn”. Ðơn cử như chương trình “Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh” được Chi cục DS-KHHGÐ triển khai từ năm 2014, tại 10/10 huyện, thị xã, thành phố với 100% xã, phường, thị trấn. Chi cục đã tích cực phối hợp với các trung tâm y tế, đơn vị y tế tạo điều kiện để các y, bác sĩ tham gia các lớp đào tạo, tập huấn chuyên sâu về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, đào tạo nâng cao kỹ thuật siêu âm, lấy máu gót chân trẻ sơ sinh; vận chuyển mẫu máu cho các cơ sở y tế. Ðồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cung cấp kiến thức cho người dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai thông qua nhiều hoạt động phong phú, đa dạng: Tổ chức nói chuyện chuyên đề, lồng ghép trong sinh hoạt câu lạc bộ, hội, nhóm; truyền thông trên hệ thống phát thanh, truyền hình từ tỉnh đến xã về lợi ích của việc sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh... Ðến hết năm 2020, Chi cục đã phối hợp với trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố khám sàng lọc trước sinh cho 4.540 ca khám sàng lọc sơ sinh cho 5.304 ca (miễn phí 3.940 ca).

Từ tháng 5/2020 Chi cục DS-KHHGÐ triển khai mô hình  “Bản không có tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống” tại bản Hua Rốm, xã Nà Tấu (TP. Ðiện Biên Phủ). Ðây là bản có tình trạng tảo hôn cao (năm 2019 bản có 17 trường hợp và 3 tháng đầu năm 2020 có 3 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống). Mô hình được triển khai nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ; các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng; nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi thích hợp cam kết thực hiện không có tảo hôn và không có hôn nhân cận huyết thống... Ông Vàng A Thư, Trưởng bản Hua Rốm (xã Nà Tấu) chia sẻ: “Với sự vào cuộc quyết liệt của ngành Dân số, cấp ủy, chính quyền các cấp, mô hình “Bản không có tảo hôn, không có hôn nhân cận huyết thống” tại Hua Rốm đã và đang góp phần làm chuyển đổi hành vi, nhận thức cho nhiều người dân, nhất là bậc cha mẹ, vị thành niên, thanh niên, người trong độ tuổi sinh đẻ về chính sách dân số, Luật Hôn nhân và gia đình, hậu quả của nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết… Ðến nay, sau gần 7 tháng triển khai, bản Hua Rốm không có trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống”.

Bằng những giải pháp thiết thực, hiệu quả từ tuyên truyền, vận động đến mở rộng các mô hình, đề án chất lượng dân số của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều địa phương, nhất là các xã, bản vùng sâu, vùng xa. Ðặc biệt, các chỉ tiêu về dân số đạt và vượt kế hoạch đề ra, như: Tuổi thọ trung bình tăng từ 67 tuổi (năm 2011) lên 68,5 tuổi (năm 2020); tỷ lệ cặp hôn nhân cận huyết thống giảm dần (từ 2% năm 2016 xuống 0,65% năm 2020); tỷ suất sinh ước thực hiện năm 2020 là 21,2%o; tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt 61%; đặc biệt tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên vi phạm chính sách dân số giảm còn 18,3%...

S.P

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản