Tin mới

Lan tỏa mô hình tổ tự quản bảo vệ môi trường

(Mặt trận) -Nhiều mô hình hay, cách làm tốt trong bảo vệ môi trường (BVMT) đã được các cấp Mặt trận, hội, đoàn thể  tỉnh Khánh Hòa triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức và hành động của người dân trong việc giữ gìn, BVMT khu dân cư.

Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền

Nội dung chuyên đề của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Quy định 189-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng tài chính

Phát huy tinh thần tự giác

Theo bà Nguyễn Thị Cẩm Nhung - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam phường Vạn Thắng, TP. Nha Trang, trước đây, tuyến đường Hà Thanh được xem là điểm nóng về mất vệ sinh môi trường do người dân họp chợ tự phát, xả rác và đổ nước thải bừa bãi gây hôi thối. Thế nhưng, từ khi triển khai mô hình tổ dân phố (TDP) không rác, Mặt trận, các hội, đoàn thể phường ra quân dọn dẹp, tuyên truyền nên ý thức người dân được nâng lên rõ rệt. Hiện nay, các hộ sau khi buôn bán hàng xong đều dọn dẹp, tập kết rác đúng nơi quy định, tuyến đường trở nên sạch sẽ, không còn mùi hôi.

Cán bộ và nhân dân phường Vạn Thắng ra quân dọn vệ sinh môi trường

Mô hình TDP không rác được triển khai rộng rãi tại 11 TDP trên địa bàn phường. Sau khi được thành lập, Mặt trận phường, các hội, đoàn thể và TDP ra quân dọn vệ sinh trên tất cả các tuyến đường và dọc bờ kè của phường. Thấy vậy, người dân rất đồng tình hưởng ứng và tự nguyện tham gia. Từ đó, cứ 1 tháng 2 lần, người dân các TDP tiến hành dọn vệ sinh các tuyến đường và khu vực xung quanh nhà mình; thỉnh thoảng Mặt trận phường, các hội, đoàn thể ra quân tổng dọn vệ sinh trên toàn phường; tẩy xóa các biển quảng cáo, rao vặt dán trái phép trên trụ điện, cột tín hiệu giao thông; tranh, ảnh vẽ bậy trên các bức tường của cơ quan, nhà dân và nơi công cộng. Ngoài ra, để giúp người dân bỏ rác đúng nơi quy định, mới đây, Đoàn Thanh niên phường đã thực hiện công trình thanh niên tận dụng các lốp xe ô tô cũ tái chế thành thùng đựng rác đặt tại 6 TDP. Tổng kinh phí thực hiện công trình hơn 5 triệu đồng. Bà Nhung cho biết: “Sau gần 2 năm triển khai, mô hình TDP không rác đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần làm sạch môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho các tuyến đường; ý thức BVMT sống của người dân được nâng cao”.

Tại khu dân cư Lợi Hòa, phường Cam Lợi, TP. Cam Ranh, trước đây, trên các tuyến đường thường xuyên có các bao tải đựng rác vứt bừa bãi, gây ô nhiễm môi trường. Năm 2017, phường thành lập điểm mô hình tự quản về BVMT tại đây. Ban vận động mô hình có 10 người, 5 nhóm tự quản và 75 thành viên nòng cốt đi đầu trong việc thực hiện và tuyên truyền người dân nâng cao ý thức về BVMT. Hàng tháng, các nhóm tự quản tổ chức ra quân dọn rác thải, phát quang bụi rậm trên các tuyến đường, nhắc nhở các gia đình tự giác chấp hành quy ước, hương ước về BVMT, thường xuyên dọn dẹp xung quanh nhà, ngõ phố. Nhờ vậy, tinh thần tự giác BVMT của các cá nhân, gia đình được phát huy.  

Trước đây, ở thôn Ngọc Diêm, xã Ninh Ích, thị xã Ninh Hòa, việc bỏ rác được thực hiện theo kiểu chỗ nào có đất trống thì người dân mang rác đến đổ. Vì vậy, tình trạng xả rác thải bên bờ biển, ven mương, thậm chí đổ ra ven đường thường xuyên diễn ra, gây ảnh hưởng đến môi trường, mất mỹ quan thôn, xóm. Năm 2012, thôn Ngọc Diêm thành lập mô hình tổ tự quản thu gom rác thải, mỗi hộ đóng phí 15.000 đồng/tháng. Sau khi phân loại rác, các hộ tập kết đúng nơi quy định, tổ thu gom rác 2 ngày/lần. Đến nay, đường làng, ngõ xóm trên địa bàn thôn luôn sạch sẽ, không còn tình trạng người dân vứt rác dọc bờ biển hay trên các tuyến kênh, mương...

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 1.397 mô hình tự quản khu dân cư, hầu hết do Ban công tác Mặt trận, các hội, đoàn thể phối hợp thành lập. Các mô hình tập trung ở những lĩnh vực như: An ninh trật tự; BVMT; giúp nhau phát triển kinh tế; xây dựng gia đình văn hóa… Một trong những mô hình hoạt động hiệu quả, thu hút đông đảo người dân tham gia là tự quản về BVMT. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 137 xã, phường, thị trấn xây dựng khu dân cư tự quản BVMT. Các đơn vị đã cụ thể hóa những nội dung hương ước, quy ước về BVMT bằng hành động thiết thực như: Ra quân dọn dẹp vệ sinh môi trường; lắp các hố rác tập trung trên đồng ruộng; phân loại rác thải sinh hoạt, tận dụng rác tái chế bán giúp đỡ người nghèo…

Theo đánh giá của Ban Thường trực UBMTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động trên vẫn còn những hạn chế như: Việc tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền xây dựng kế hoạch, hướng dẫn thực hiện mô hình chưa kịp thời, một số nơi còn giao khoán cho Mặt trận; ý thức BVMT của một bộ phận nhân dân, tổ chức, doanh nghiệp chưa thực sự chuyển biến rõ nét. Để khắc phục những hạn chế trên, thời gian tới, Ban vận động các tổ tự quản BVMT cần tiếp tục được củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động, nhất là vai trò của các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư. Đồng thời, tiếp tục nhân rộng và lồng ghép hoạt động BVMT với chương trình nông thôn mới, đô thị văn minh nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng trong việc tham gia BVMT…

KHÁNH HÀ

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản