Tin mới

Mở rộng, kéo dài thời gian hưởng chính sách với đối tượng không còn ở địa bàn đặc biệt khó khăn

(Mặt trận) - Phát biểu tại hội trường tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội vừa qua, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, qua rà soát, hiện còn 12 chính sách do các bộ, ngành quản lý có áp dụng cho các đối tượng nằm trong xã đặc biệt khó khăn (ĐBKK) không tiếp tục được hưởng là 406 xã và hơn 6.000 thôn. Tuy vậy, dù các xã đã thoát khỏi diện ĐBKK, vẫn còn các hộ đồng bào DTTS còn khó khăn. Chỉ ra thực tế này, Bộ trưởng đề xuất, sửa đổi bổ sung các chính sách theo hướng mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian với các đối tượng không còn nằm ở địa bàn ĐBKK.

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương: Tinh gọn là phải rất gọn, chức năng và nhiệm vụ phải rõ ràng

Dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng theo tinh thần Đại hội XIII - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh phát biểu tại phiên họp 

Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết 88 ngày 18.11.2019 của Quốc hội Khóa XIV phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng về đồng bào DTTS, miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu, trong đó có nhiệm vụ xây dựng tiêu chí phân loại vùng đồng bào DTTS theo trình độ phát triển. Trên cơ sở này, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 33 về Tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển. Căn cứ vào đó, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với 51 địa phương rà soát, đối chiếu các tiêu chí, trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 861 phê duyệt các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS. Theo đó, tổng số xã ĐBKK giai đoạn 2021 - 2025 giảm 406 xã, còn 1.551 xã; tổng số thôn ĐBKK giai đoạn 2021 - 2025 giảm 6.954 thôn so với giai đoạn 2016 - 2020, còn 13.222 thôn.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định 612 phê duyệt các thôn thuộc vùng ĐBKK và các xã, các thôn khu vực II, khu vực I vùng đồng bào DTTS. Sau khi có Quyết định 861 và 612, các xã, thôn không còn khó khăn không được hưởng các chế độ, chính sách được ban hành trước đây được quy định cho các đối tượng là các xã ĐBKK.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cho biết, qua rà soát, hiện còn 12 chính sách do các bộ, ngành quản lý có áp dụng cho các đối tượng nằm trong xã ĐBKK không tiếp tục được hưởng là 406 xã và hơn 6.000 thôn.

Cụ thể, với chính sách y tế, có 2,6 triệu người thôi hưởng bảo hiểm y tế. Đối với chính sách cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện theo Nghị định 76 của 406 xã và 2.354 thôn không tiếp tục được hưởng. Đối với chính sách về giáo dục, có 700.000 học sinh thôi hưởng các chính sách về giáo dục. Chính sách tín dụng, có 1.832 xã không còn nằm trong vùng đồng bào DTTS và 406 xã, 6.954 thôn không còn nằm trong vùng ĐBKK, không tiếp tục được hưởng chính sách…

Sau khi rà soát và đối chiếu với các quy định, trước tình hình dịch bệnh năm 2021, các xã đã thoát khỏi diện ĐBKK, vẫn còn các hộ đồng bào DTTS còn khó khăn. Qua ý kiến của các địa phương, Ủy ban Dân tộc thống nhất với các bộ, ban ngành, báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất, sửa đổi bổ sung các chính sách theo hướng mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian với các đối tượng không còn nằm ở địa bàn ĐBKK - Bộ trưởng Hầu A Lềnh thông tin thêm. 

Trên cơ sở đó, Ủy ban Dân tộc đã có tờ trình trình Chính phủ ngày 20.10.2021. Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã có văn bản ngày 30.10.2021 giao các bộ, ngành liên quan rà soát điều chỉnh, sửa đổi bổ sung chính sách nêu trên theo hướng mở rộng đối tượng, kéo dài thời gian để thực hiện các chính sách đối với các đối tượng ở các địa bàn không còn thuộc diện ĐBKK theo thời gian phù hợp với từng chính sách. Hiện nay, các bộ, ngành đang tiếp tục rà soát để điều chỉnh và bổ sung.

Về giải ngân đầu tư công, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, các Chương trình mục tiêu, tính đến thời điểm hiện nay được đánh giá là chậm do nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân khách quan do Chương trình mục tiêu là chương trình mới, nhiều đối tượng, nhiều dự án cũng nhỏ lẻ, manh mún; quy trình, thủ tục theo các quy định của pháp luật cũng phức tạp. Chương trình có nhiều dự án, nhiều ngành quản lý, địa bàn rộng với tượng rộng và đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc ở các điểm, các từ cấp Trung ương cho những địa phương cũng còn hạn chế; hệ thống văn bản, pháp luật cũng có một số nội dung chưa được điều chỉnh, hoàn thiện.

Về nguyên nhân chủ quan, thì việc ban hành văn bản ở các bộ, ngành, địa phương mặc dù đã có chỉ đạo phối hợp, tuy nhiên cũng có những nội dung chưa được kịp thời. Công tác chỉ đạo ở các địa phương chưa thực sự quyết liệt; phối hợp để phát hiện và rà soát, sửa đổi, bổ sung nhưng bất cập thì cũng có lúc chưa kịp.

Bộ trưởng cho biết, để thực hiện tốt Chương trình, thời gian tới, Ủy ban Dân tộc sẽ tham mưu cho Chính phủ thực hiện một số giải pháp cụ thể như sau: Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn và thực hiện hoàn thiện các hệ thống văn bản hướng dẫn theo yêu cầu; kịp thời cập nhật những khó khăn để đề xuất xử lý; tăng cường có cách kiểm tra, giám sát, chỉ đạo của các ban, bộ, ngành Trung ương; tăng cường phát huy vai trò người đứng đầu của các cấp, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai; tăng quyền của các thông tin tuyên truyền, vận động Nhân dân kết hợp phát động các phong trào thi đua, các cuộc vận động để tạo sự đồng thuận của Nhân dân và ý thức tự lập từ Nhân dân và sự chung tay của toàn xã hội.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản