Tin mới

Vai trò của công đoàn trong phát triển đảng ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước

(Mặt trận) - Chiều 25/10, Tổng LĐLĐVN tổ chức Hội thảo khoa học “Vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước - thực trạng và giải pháp”. Ông Trần Văn Thuật - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN - chủ trì hội thảo.

Cán bộ, đảng viên nhận diện, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng - nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi chiến dịch Điện Biên Phủ

Những thành tựu lý luận lớn của Đảng qua gần 40 năm đổi mới

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: Hải Nguyễn 

Tham dự hội thảo có Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Ngọ Duy Hiểu; đại diện Ban Tổ chức Trung ương, Ban Dân vận Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng; các nhà khoa học thuộc Đại học Công đoàn, Viện Công nhân Công đoàn…

Hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của tổ chức công đoàn 

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Trần Văn Thuật cho biết, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Làm tốt công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên sẽ góp phần làm cho Đảng vững mạnh cả về chất lượng và số lượng.

Đối với tổ chức Công đoàn, các kết luận, chỉ thị của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đều nêu rõ phải tăng “cường công tác tuyên truyền để người lao động hiểu rõ lợi ích khi tham gia Công đoàn; chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài hiểu tác dụng của tổ chức Công đoàn trong doanh nghiệp”; “đẩy mạnh công tác hướng dẫn, tuyên truyền, vận động người lao động, phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp tư nhân theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam”; trên cơ sở đó, phát huy vai trò của Công đoàn cơ sở trong việc giới thiệu đoàn viên ưu tú để xem xét kết nạp vào Đảng; Chỉ thị số 33-CT/TW còn đặt ra yêu cầu cụ thể: Công đoàn cần có kế hoạch thực hiện mục tiêu “Bình quân hằng năm mỗi công đoàn cơ sở giới thiệu được ít nhất một đoàn viên công đoàn ưu tú để Đảng xem xét, bồi dưỡng kết nạp vào Đảng”.

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác xây dựng tổ chức đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, từ Đại hội X Công đoàn Việt Nam đã đưa vào chỉ tiêu Nghị quyết đại hội về giới thiệu công nhân ưu tú cho đảng bồi dưỡng, kết nạp. 

Theo đó, nhiệm kỳ 2008 - 2013 “Giới thiệu mỗi năm ít nhất 90.000 công nhân ưu tú để cấp ủy Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp vào Đảng”, Nghị quyết Đại hội XI và Đại hội XII tiếp tục đề ra chỉ tiêu “Bình quân hằng năm mỗi Công đoàn cơ sở giới thiệu ít nhất 1 đoàn viên Công đoàn ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp và Đảng”.

Kết quả, từ năm 2008 đến hết năm 2017, bình quân mỗi năm các cấp Công đoàn giới thiệu trên 94 nghìn đoàn viên Công đoàn ưu tú cho Đảng bồi dưỡng, xem xét, kết nạp. 

Từ năm 2018 đến hết năm 2020, các cấp Công đoàn đã giới thiệu gần 419 nghìn đoàn viên Công đoàn ưu tú, đã có gần 250 nghìn người được kết nạp. Tính riêng khu vực doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đã gần 24 nghìn đoàn viên ưu tú được kết nạp trên tổng số gần 64 nghìn đoàn viên ưu tú giới thiệu.

Tuy nhiên, tỉ lệ đoàn viên Công đoàn ưu tú được giới thiệu và được bồi dưỡng kết nạp ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước so với tổng số còn thấp và có xu hướng giảm trong những năm gần đây (năm 2018 số kết nạp mới bằng 10,2% so với tổng số; năm 2019: 9,5%; năm 2020: 8,5%). 

Có rất ít các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước thành lập được chi bộ đảng, trong khi số lượng công nhân lao động và các doanh nghiệp khu vực này ngày càng tăng nhanh. 

Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng, thực thi cam kết trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang đặt ra những vấn đề cấp bách về đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng công nhân lao động trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước.      

“Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước, phải được coi là nhiệm vụ có tính chiến lược, quyết định đến nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, là việc làm thường xuyên, liên tục, gắn liền với nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh. Đồng thời là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tham gia xây dựng Đảng của các cấp công đoàn trong tình hình mới” - ông Trần Văn Thuật nhấn mạnh.

Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, Tổng LĐLĐVN đã tổ chức các cuộc Hội thảo khoa học nhằm bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên ở các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, phục vụ xây dựng Nghị quyết Trung ương 5 khoá XIII của Đảng.  

“Tại hội thảo hôm nay, Tổng LĐLĐVN rất mong sẽ tiếp tục nhận được nhiều ý kiến của các lãnh đạo, nhà khoa học để làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy vai trò, trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước trong tình hình mới” - ông Trần Văn Thuật nêu ý kiến.

Công đoàn phải đủ mạnh

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Dương Văn Sao - chuyên gia cao cấp của Trường Đại học Công đoàn - tham luận về vai trò, trách nhiệm của Công đoàn trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước…

Để phát huy vai trò của Công đoàn trong tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng và phát triển đảng viên, PGS.TS Dương Văn Sao cho rằng, cần có sự quan tâm lãnh đạo, tạo điều kiện thường xuyên, có hiệu quả của Đảng nói chung, của tổ chức đảng cơ sở nói riêng đối với tổ chức Công đoàn nói chung, đối với Công đoàn cơ sở nói riêng; có hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, việc thực thi pháp luật phải nghiêm. 

Đặc biệt là cần có cơ chế, chính sách đủ hấp dẫn đối với cán bộ Công đoàn để thu hút, động viên, khuyến khích những người có năng lực, trình độ, tâm huyết với công tác Công đoàn; có sự hợp tác chặt chẽ, sự quan tâm tạo các điều kiện cho Công đoàn hoạt động của chính quyền các cấp, của người sử dụng lao động. 

Theo PGS.TS Dương Văn Sao, Công đoàn cũng phải đủ mạnh, nghĩa là tổ chức bộ máy của Công đoàn phải đồng bộ, tinh gọn, rõ chức năng, trách nhiệm, quyền hạn và hoạt động có hiệu quả. Đội ngũ cán bộ Công đoàn phải đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, có năng lực trình độ, kỹ năng hoạt động, có bản lĩnh và tâm huyết với công tác Công đoàn; Công đoàn cơ sở nói riêng, tổ chức Công đoàn nói chung phải có đầy đủ các nguồn lực, như nguồn lực về tài chính, các điều kiện, phương tiện để hoạt động…

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản