Tin mới

An Giang: “Dân vận khéo” trong đồng bào tôn giáo

(Mặt trận) -An Giang là tỉnh đa dân tộc, đa tôn giáo, với hơn 80% dân số là tín đồ các tôn giáo. Vì vậy, công tác dân vận nói chung, công tác dân vận đối với đồng bào các tôn giáo nói riêng luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền, UBMTTQVN và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh An Giang quan tâm thực hiện, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng

Những kết quả nổi bật trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Linh

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy An Giang Võ Nguyên Nam cho biết, thời gian qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội đã quan tâm thực hiện tốt công tác tôn giáo; hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động theo quy định của pháp luật, xây dựng mối quan hệ đoàn kết lương - giáo, củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ thực tiễn công tác dân vận đối với đồng bào các tôn giáo trên địa bàn tỉnh thời gian qua, xuất hiện nhiều cách làm hay, điển hình như: Tổ chức đối thoại, gặp mặt, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật; thăm hỏi, động viên chức sắc, chức việc, nhà tu hành nhân các ngày lễ trọng của tôn giáo, các sự kiện lịch sử của đất nước, địa phương; vận động, phối hợp, tạo điều kiện để các tổ chức, chức sắc tôn giáo tham gia vào các hoạt động xã hội, giao lưu văn hóa, thể thao, học tập; tuyên dương các điển hình chức sắc tiêu biểu...

Trong đó, trọng tâm là xây dựng mối quan hệ thực sự gần gũi, thân thiện với chức sắc, tín đồ, tổ chức tôn giáo; chọn cử, phân công những cán bộ gương mẫu, am hiểu tôn giáo để làm công tác vận động, tranh thủ chức sắc; hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn bảo đảm đúng quy định của pháp luật. Qua đó, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tranh thủ vai trò của các chức sắc tôn giáo để tuyên truyền, vận động tín đồ tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội - từ thiện, nhân đạo... góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

 Tặng quà Tết cho người dân dân tộc thiểu số Khmer

Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều đổi mới, linh hoạt trong công tác vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt nghĩa vụ, quyền lợi của công dân, sống hòa nhập với cộng đồng các dân tộc; thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc và tôn giáo; tích cực tham gia phong trào thi đua “Dân vận khéo”, “Dân vận khéo trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội và các cuộc vận động làm từ thiện - xã hội ở địa phương. Tiêu biểu như: Ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ Nhà nghĩa tình dân vận; xây dựng nông thôn mới, chỉnh trang đô thị; thành lập và vận hành các đội xe chuyển bệnh miễn phí; phong trào khuyến học - khuyến tài cùng nhiều phong trào thi đua yêu nước khác…

Xác định chủ đề “Nghĩa tình dân vận với đồng bào dân tộc” là nội dung trọng tâm thực hiện trong năm 2023, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ký kết chương trình phối hợp với Ban Đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh, xây dựng 20 căn nhà Nghĩa tình dân vận trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới; ký kết chương trình an sinh xã hội với Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, hỗ trợ 20 thiết bị gia dụng cho 20 căn nhà Nghĩa tình dân vận, 100 suất học bổng cho học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn, xây dựng 1 cây cầu Dân vận và 900 phần quà Tết cho hộ nghèo. Tổng trị giá thực hiện 2 chương trình phối hợp khoảng 1,7 tỷ đồng.

Các ngành, các cấp trong tỉnh luôn quan tâm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục; tranh thủ các chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo thực hiện đúng theo tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo; chấp hành đúng hiến chương, nội quy và chương trình hành đạo; không truyền đạo trái phép, hoặc có hành vi mê tín dị đoan. Qua đó, đã làm tốt công tác phản tuyên truyền đối với những phần tử cực đoan, lợi dụng tôn giáo để vu cáo, xuyên tạc, ngăn cản tín đồ thực hiện nghĩa vụ công dân; làm cho tín đồ các tôn giáo nhận rõ âm mưu, thủ đoạn để tránh bị lợi dụng, lôi kéo. Xây dựng lực lượng tiến bộ trong các tôn giáo đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động trái phép, âm mưu gây rối, lôi kéo quần chúng và tín đồ của một số đối tượng cực đoan trong nước và có tác động hỗ trợ từ bên ngoài nhằm mục đích chống phá chính quyền, gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương.

Thông qua các phong trào ở địa phương, xuất hiện và lan tỏa nhiều mô hình “Dân vận khéo” trong đồng bào tôn giáo, như: Xe chuyển bệnh miễn phí, “2 an”, “Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo nói không với tệ nạn xã hội”; Gian hàng “0 đồng”, “Rủ nhau làm tốt ở xóm đạo”, “Giáo xứ bình yên, gia đình hòa thuận”, “Bếp cơm chay từ thiện phục vụ cho sinh viên, học sinh và người lao động”, “Nhà ăn tình thương”, “Mái ấm tình thương”, “Dặm vá đường giao thông”; “Khuyến học - khuyến tài”; “Nấu cơm - cháo - nước chín phục vụ miễn phí bệnh nhân nghèo trong các bệnh viện”; “Khám, chữa bệnh, phát thuốc miễn phí cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số”...

Việc các tổ chức tôn giáo tích cực thực hiện phong trào thi đua yêu nước, tham gia các hoạt động xã hội - từ thiện đã tạo sự lan tỏa, đồng thuận và tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

TRUNG HIẾU

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản