Tin mới

An Giang đẩy mạnh tuyên truyền trong đồng bào dân tộc, tôn giáo

(Mặt trận) -Là địa phương có nhiều dân tộc, tôn giáo và các cơ sở thờ tự, thời gian qua, tỉnh An Giang đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đến đồng bào dân tộc, tôn giáo trên địa bàn.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang trao 500 phần quà cho đồng bào Khmer

An Giang là tỉnh miền Tây Nam Bộ có 28 dân tộc thiểu số, trong đó dân tộc Khmer, Chăm, Hoa với 119.219 người, chiếm 5,26% dân số và 25 dân tộc thiểu số khác với 896 người cùng chung sống. Toàn tỉnh hiện có 11 tôn giáo được phép hoạt động, 518 cơ sở thờ tự hợp pháp, với 1.570.662 người có đạo, chiếm tỷ lệ 82,7% tổng dân số toàn tỉnh.

Theo Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh An Giang, dù địa bàn có nhiều dân tộc, đa tôn giáo, đông tín đồ và nhiều cơ sở thờ tự, nhưng đồng bào tôn giáo luôn nâng cao đạo đức, xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế-xã hội địa phương.

Nhằm tuyên truyền, vận động đồng bào các tôn giáo hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, trong thời gian qua, dưới sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự quản lý của chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động quần chúng trong vùng đồng bào có đạo, góp phần đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân và đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, văn hóa- xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn toàn tỉnh. 

 Toàn cảnh buổi làm việc giữa lãnh đạo tỉnh An Giang với Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ về việc tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Ảnh: Ngọc Yến

Hàng năm, hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn tỉnh An Giang tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng và các địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các Chỉ thị, Nghị quyết, Pháp lệnh, Nghị định của Trung ương và của tỉnh có liên quan đến công tác tôn giáo cho các vị chức sắc, nhà tu hành, Hội đồng mục vụ, tín đồ các tôn giáo; tăng cường công tác đối thoại, gặp gỡ, kịp thời thăm hỏi động viên, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, các nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo để kiến nghị với các cấp chính quyền xem xét, giải quyết một cách thỏa đáng, thấu tình đạt lý, thường xuyên động viên đồng bào các tôn giáo thực hiện tốt phương châm sống "tốt đời đẹp đạo"….

Bên cạnh đó, theo Kế hoạch số 776/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Đề án hỗ trợ thông tin, tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn năm 2020 – 2021, UBND tỉnh yêu cầu hàng năm tổ chức các lớp bồi dưỡng, tìm hiểu thực tế phục vụ công tác thông tin tuyên truyền về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo cho các đối tượng là cán bộ làm công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, cán bộ thông tin tuyên truyền cơ sở; người có uy tín, trưởng khóm, ấp vùng dân tộc thiểu số và miền núi; chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tiêu biểu của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn… UBND tỉnh cũng yêu cầu xây dựng chủ đề, biên soạn tài liệu phục vụ hoạt động thông tin tuyên truyền về dân tộc; tuyên truyền về tín ngưỡng tôn giáo; tuyên truyền về dân tộc, truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam; các giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội…

Thông qua buổi tuyên truyền giúp nâng cao hơn nữa nhận thức trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, gây mất ổn định xã hội, xâm hại an ninh quốc gia; xuyên tạc lịch sử vùng đất Nam Bộ của Việt Nam; làm cho mọi người hiểu rõ hơn chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến chính sách dân tộc, tôn giáo.

Báo cáo tại buổi làm việc mới đây với Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ về việc tổ chức sơ kết 3 năm triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, lãnh đạo tỉnh An Giang khẳng định, tình hình tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn ổn định, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo đi vào nền nếp, chấp hành theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, điều lệ, Hiến chương của từng tổ chức tôn giáo. Đa số chức sắc, chức việc và tín đồ các tôn giáo chấp hành theo chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động tại địa phương, sống “Tốt đời, đẹp đạo”…

Đánh giá cao công tác triển khai thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh, đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ cũng đề nghị UBND tỉnh An Giang tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo; đồng thời tăng cường mở các lớp bồi dưỡng, kỹ năng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo nhất là tại địa bàn cơ sở.

Ngọc Yến

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản