Tin mới

Bắc Giang: Đẩy mạnh giám sát, tiếp sức đồng bào dân tộc thoát nghèo

(Mặt trận) -Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, (Chương trình MTQG 1719), MTTQ các cấp tỉnh Bắc Giang đã đẩy mạnh hoạt động giám sát các chương trình, dự án đầu tư ở vùng đồng bào DTTS, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án, mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào DTTS. Đó là khẳng định của ông Trần Công Thắng - Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Ông Trần Công Thắng, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang

PV: Chương trình MTQG 1719 có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Đến thời điểm này, ông có thể cho biết MTTQ tỉnh Bắc Giang đã phát huy vai trò giám sát của mình như thế nào?

Ông Trần Công Thắng: Trong nhiều năm qua, MTTQ các cấp tỉnh Bắc Giang đã nỗ lực xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch giám sát, tập trung vào các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và những vấn đề bức xúc của nhân dân ở địa phương. Trong đó, hoạt động giám sát các chương trình, dự án đầu tư ở vùng đồng bào DTTS là một trong những nội dung được MTTQ các cấp quan tâm triển khai, đã thu được một số kết quả khá tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án, mang lại lợi ích thiết thực cho đồng bào DTTS.

Thực hiện Chương trình MTQG 1719, bám sát các Nghị quyết, Thông tư hướng dẫn của Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương, tỉnh Bắc Giang đã ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa các quy định cho phù hợp với thực tế của địa phương. Đặc biệt, thông qua việc thực hiện Chương trình cùng với các chính sách dân tộc của địa phương, diện mạo vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh có những thay đổi căn bản, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào từng bước được cải thiện. Các chính sách đã có tác động mạnh mẽ, tạo sức lan tỏa sâu rộng lớn, động viên đồng bào DTTS phát huy nội lực, cùng với hỗ trợ của Nhà nước, nỗ lực vượt qua khó khăn, phấn đấu phát triển kinh tế, giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Từ nguồn lực đó đã khơi dậy ý chí, tinh thần vươn lên thoát nghèo, làm giàu trong vùng dân tộc.

 Ủy ban MTTQ tỉnh Bắc Giang tặng quà người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số.

Trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh, theo ông khó khăn lớn nhất gặp phải là gì ?

- Bên cạnh thành tựu đạt được từ các chương trình, dự án đầu tư, việc phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện nay vẫn còn một số tồn tại, như việc triển khai chương trình đang chậm so với mục tiêu, yêu cầu đề ra, một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo mới cơ bản hoàn thành. Việc phân bổ vốn đầu tư của Chính phủ mới trình Quốc hội nhưng vẫn chưa phân bổ hết cho các tỉnh; chưa bố trí đủ vốn đối ứng, tiến độ giải ngân vốn cho chương trình đến thời điểm này còn rất thấp từ đó làm ảnh hưởng tới mục tiêu, kế hoạch, định hướng đề ra từ đầu giai đoạn tại các địa phương, cơ sở. Một số bộ, ngành ban hành Thông tư hướng dẫn chưa rõ ràng gây ra nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc xác định nội dung, nguồn vốn... khi xây dựng kế hoạch thực hiện các nội dung của Chương trình. Công tác phân bổ, lập, thẩm định và phê duyệt các dự án hỗ trợ và phát triển sản xuất ở nhiều nơi còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ và các nội dung hỗ trợ mang tính mùa vụ…

Chương trình MTQG 1719 đã huy động một nguồn lực rất lớn của Trung ương và địa phương. Vậy để phát huy hiệu quả tối đa, MTTQ tỉnh có những đề xuất gì trong thời gian tới, thưa ông?

- Tỉnh Bắc Giang cần định hướng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về Chương trình. Xác định hình thức tuyên truyền phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Bên cạnh đó, phải khơi dậy được tinh thần đoàn kết, thống nhất trong các tầng lớp nhân dân nói chung và vùng đồng bào DTTS nói riêng để chủ động tích cực tham gia thực hiện Chương trình. Căn cứ vào tiến độ thực hiện các nội dung của chương trình, MTTQ các cấp cần tăng cường hình thức giám sát thường xuyên, đột xuất khi có ý kiến, dự luận của nhân dân; lựa chọn nội dung giám sát phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị đã được phân bổ nguồn vốn triển khai thực hiện chương trình theo kế hoạch. Đồng thời, coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, tập huấn về kiến thức cho đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp, nhất là cán bộ Mặt trận cấp cơ sở để phát huy vai trò giám sát của Ban Thanh tra nhân dân; Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong thực hiện Chương trình.

Trân trọng cảm ơn ông!

N.PHƯƠNG (THỰC HIỆN)

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản