Tin mới

Bạc Liêu: Đảm bảo tính đại diện cho các dân tộc trong bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp

(Mặt trận) - Cơ cấu dân tộc thiểu số (DTTS) và các cơ cấu khác tồn tại từ Tổng tuyển cử Quốc hội khóa đầu tiên, được duy trì xuyên suốt trong các văn bản luật về bầu cử đại biểu cơ quan dân cử cấp Trung ương, địa phương.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 

Một yêu cầu đặt ra với bất kỳ nhà nước nào là thành lập Quốc hội, cơ quan đại diện cho Nhân dân. Chính vì vậy, ngày 3/9/1945 - ngay sau ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị một trong 6 nhiệm vụ cấp bách phải thực hiện ngay là “tổ chức càng sớm càng hay cuộc tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu” để bầu ra Quốc hội.

Ngày 17/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 51 ấn định thể lệ cuộc tổng tuyển cử. Người khẳng định: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó, cho nên tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết”. Nguyên lý này tồn tại xuyên suốt qua các Luật Bầu cử.

Tính từ Quốc hội khóa I, tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 đã khai sinh ra Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đến nay đã 74 năm chúng ta có tổng cộng 14 cuộc bầu cử, tương ứng với 14 khóa Quốc hội.

Sắc lệnh 51 khá hoàn chỉnh với 70 điều (Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND năm 2015 có 98 điều). Một số nội dung cơ bản của Sắc lệnh được giữ và phát triển qua các văn bản luật về bầu cử. Như việc phân cơ cấu đại biểu, với việc quy định các DTTS ở một số tỉnh đông đồng bào DTTS. Các luật bầu cử đại biểu Quốc hội sau này đều quy định dự kiến cơ cấu đại biểu DTTS và các cơ cấu khác. Sau 14 khóa Quốc hội, đã có 50 DTTS có đại diện trong Quốc hội, còn 3 DTTS khác chưa có do người ứng cử chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

Đối với tỉnh Bạc Liêu, nhiều khóa Quốc hội và HĐND các cấp, người dân tộc Khmer, Hoa đều có đại biểu. Đơn cử như HĐND 3 cấp tỉnh Bạc Liêu nhiệm kỳ 2016 - 2021 có 2.141 đại biểu, riêng đại biểu DTTS là 124 người, chiếm gần 6% tổng số đại biểu (đồng bào DTTS chiếm 10% tổng dân số trên địa bàn). Cơ cấu đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhiệm kỳ 2016 - 2021 được bố trí hợp lý, đảm bảo tính đại diện của HĐND cho các ngành, địa phương, giới tính, dân tộc…

Trong quá trình hoạt động, đa số đại biểu đã phát huy tốt vai trò đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân, nâng cao trách nhiệm người đại biểu nhân dân, liên hệ mật thiết và thu thập, phản ánh đầy đủ, kịp thời những ý kiến, nguyện vọng của cử tri với cơ quan nhà nước có thẩm quyền./.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản