Tin mới

Bạc Liêu hỗ trợ đồng bào Khmer bằng những việc làm thiết thực

(Mặt trận) -Bạc Liêu là tỉnh có đa dạng các dân tộc thiểu số, với hơn 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, chiếm 9,2% dân số toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào dân tộc Khmer với trên 17.000 hộ, chiếm 7,6% dân số toàn tỉnh. Nhiều năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể luôn quan tâm hỗ trợ đồng bào bằng những việc làm cụ thể, thiết thực đem lại hiệu quả.

Thanh Sơn tập trung thực hiện chính sách người dân tộc

Hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại xã biên giới Bạch Đích

Đời sống đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng ngày càng khởi sắc

Theo đánh giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu, trong mấy năm qua, đặc biệt trong năm 2023, mặc dù trong bối cảnh còn nhiều khó khăn, nhưng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh luôn quan tâm đầu tư vùng đồng bào Khmer, giúp bà con vươn lên. Nhờ vậy, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên rõ rệt.

Diện mạo phum sóc, nhất là ở vùng sâu, vùng xa những ngày cận Tết Giáp Thìn này ngày thêm khởi sắc, vui tươi. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số được giảm đáng kể, đầu năm 2024 chỉ còn hơn 1.600 hộ, chiếm trên 7% so với tổng số hộ.

 Bà con Khmer ấp Cái Giá (xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi) chung tay xây dựng tuyến đường xanh – sạch – đẹp, góp phần diện mạo phum sóc ngày càng khởi sắc.

Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Bạc Liêu cho biết, trên bàn tỉnh hiện có 22 ngôi chùa Phật giáo Nam tông Khmer và 7 ngôi chùa Salatel. Mấy năm qua, đặc biệt năm 2023, Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước của tỉnh đã phối hợp với các cấp chính quyền tăng cường tuyên truyền, hưởng ứng các phong trào thi đua yêu nước, tích cực thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình, đưa phum sóc ngày càng phát triển.

Hội còn phối hợp với các ngành chức năng, vận động đồng bào Khmer tích cực hưởng ứng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, vận động đồng bào nâng cao cảnh giác, đấu tranh, ngăn chặn kịp thời mọi hoạt động của các phần tử xấu, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc…

Những cận kề Xuân Giáp Thìn 2024, chúng tôi có dịp trở lại một số xã có đông bà con Khmer ở huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Hòa Bình (Bạc Liêu), tận mắt ghi nhận sự đổi mới rất đáng mừng nơi đây. Hầu hết các phum, sóc của đồng bào Khmer đã khởi sắc. Theo đó, các xã vùng sâu, vùng dân tộc tại các huyện này hiện nay đều có đường giao thông nông thôn xã liền xã, ấp liền ấp.

Theo ngành chức năng Bạc Liêu, chỉ tính riêng năm 2023, tỉnh đã đầu tư tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số gần 30 tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở, chuyển đổi nghề, nước sinh hoạt, đào tạo nghề… Nét mới là, nhiều mô hình tập thể, cá nhân sản xuất giỏi, làm kinh tế hiệu quả được biểu dương, khen thưởng...

Thượng tọa Tăng Sa Vong, trụ trì chùa Buppharam, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi (Bạc Liêu), phấn khởi báo tin vui: “Xuân mới Giáp Thìn sắp đến gần. Năm nay, tuy tình hình thế giới, kinh tế trong nước và trong tỉnh còn nhiều khó khăn. Nhưng, các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh và của Trung ương luôn quan tâm hỗ trợ đồng bào các dân tộc thiểu số nói chung, đồng bào Khmer nói riêng. Nhờ vậy, năm nay hầu hết bà con ăn Tết vẫn vui tươi. Cả xã Hưng Hội hiện không có hộ nào còn thiếu ăn, đứt bữa. Vì vậy, bà con rất vui...”

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) Dương Thanh Hòa cho biết, trước đây, điều kiện đi lại khó khăn, việc giao thương, học hành của người dân trong vùng có nhiều trở ngại. Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, diện mạo của xã vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Ninh Thạnh Lợi hôm nay đã có thay đổi rất nhiều.

Anh Thạch Lâm, một hộ người Khmer phường ở xã Ninh Thạnh Lợi (huyện Hồng Dân) cho biết, trước đây, gia đình còn gặp nhiều khó khăn, không có nguồn vốn để phát triển sản xuất. Nhờ sự hỗ trợ, giúp đỡ của Nhà nước và các cấp chính quyền, gia đình anh đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế.

Tại thành phố Bạc Liêu (tỉnh Bạc Liêu), hiện có đông đồng bào Khmer ở các xã ven biển như Vĩnh Trạch, Vĩnh Trạch Đông, Hiệp Thành, phường Nhà Mát… Đời sống của nhiều hộ Khmer hôm nay ở thành phố đã vươn lên khá giả, xây được nhà mới, con cái học hành đến nơi đến chốn. Kết quả này có được, bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp ủy Đảng, chính quyền thành phố Bạc Liêu, còn có sự nỗ lực vươn lên, quyết không cam chịu cảnh nghèo khó của nhiều bà con.

Theo các đồng chí Thường trực Thành ủy Bạc Liêu, trong mấy năm qua, đặc biệt trong năm 2203, thành phố Bạc Liêu đã có nhiều việc làm cụ thể, thiết thực hỗ trợ đồng bào Khmer, nhất là những hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Theo ngành chức năng tỉnh Bạc Liêu, cùng với quan tâm phát triển kinh tế, mấy năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền trong tỉnh, nhất là tại thành phố Bạc Liêu, các huyện Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Phước Long còn rất quan tâm việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Khmer.

Từ nhiều nguồn vốn, đến cuối năm 2023 đã có 4 chùa Khmer được xây dựng mới và trùng tu ngôi Chánh Điện; có 4 chùa xây mới ngôi giảng đường và nhiều chùa xây mới cổng, hàng rào, cột cờ, danh lam; góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và phục vụ tốt nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào phật tử Khmer...

Tại huyện Vĩnh Lợi, nơi có khá đông đồng bào Khmer của tỉnh Bạc Liêu sinh sống, nhất là tại xã Hưng Hội có 76% số dân là người Khmer. Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Lợi Trần Minh Hải cho biết: Nhiều năm qua, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện luôn đặc biệt quan tâm đến đồng bào Khmer bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực như ưu tiên đầu tư các nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào Khmer; làm đường giao thông, trường học, trạm y tế; đầu tư vốn, giống cây trồng, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, kinh nghiệm cho bà con…

Ngoài ra, Huyện ủy có chính sách quan tâm dành cho người có uy tín trong đồng bào Khmer. Đây là những người có khả năng vận động, tuyên truyền người dân và cộng đồng dân cư thực hiện có hiệu quả đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của chính quyền địa phương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước ta ngày một giàu đẹp, văn minh, đồng bào có cuộc sống khá sung túc, vui tươi, yên bình...

N.T

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản