Tin mới

Bạc Liêu: Tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(Mặt trận) -Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khối đại đoàn kết toàn dân tộc (ĐĐKTDT) trong tỉnh Bạc Liêu ngày càng được củng cố, tăng cường và vững mạnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định quốc phòng - an ninh ở địa phương.

Tuyên Quang: Gặp mặt chức sắc, chức việc các tôn giáo nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

An cư cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người có uy tín tỉnh Lạng Sơn: Cầu nối gắn kết trong cộng đồng dân cư

 Ông Nguyễn Thanh Dũng - Phó trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu trao tiền hỗ trợ sửa chữa lò hỏa táng cho Thượng tọa Dương Quân - Trụ trì chùa Xiêm Cán (TP. Bạc Liêu). Ảnh: N.Q

GIỮ GÌN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CÁC DÂN TỘC

Bạc Liêu đã và đang tiến hành trao 850 triệu đồng hỗ trợ 17 chùa Phật giáo Nam tông Khmer sửa chữa, làm mới lò hỏa táng. Nghi thức hỏa táng người đã khuất là truyền thống văn hóa của đồng bào Khmer Nam Bộ, phù hợp với lối sống văn minh. Do đó, cách đây nhiều năm, Bạc Liêu đã dành nhiều tỷ đồng giúp các chùa xây dựng lò hỏa táng bằng củi, đến nay, sau thời gian dài sử dụng, chúng cần được cải tạo.

Hoạt động này là một phần của công tác phát triển văn hóa nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết 23 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh ĐĐKTDT vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Theo đánh giá của Tỉnh ủy Bạc Liêu, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm công tác phát triển văn hóa, đặc biệt, việc giữ gìn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số được chú trọng.

Chỉ tính riêng giai đoạn 2003 - 2020, tỉnh đã hỗ trợ 1,7 tỷ đồng kinh phí mua mới, sửa chữa ghe Ngo và trang bị 22 dàn nhạc ngũ âm cho các chùa Khmer trên địa bàn. Tăng thời lượng phát sóng chương trình tiếng Khmer trên Đài PT-TH tỉnh với 30 phút mỗi ngày, xuất bản ấn phẩm báo Bạc Liêu chữ Khmer 2 kỳ/tháng. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã có 49/49 trung tâm văn hóa - thể thao xã, 452/452 ấp có nhà văn hóa - thể thao được xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đã tạo được sự đồng tình, hưởng ứng tích cực của quần chúng nhân dân.

NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

Cùng với phát triển văn hóa, Bạc Liêu còn xây dựng những định hướng chính sách khác nhằm tăng cường khối ĐĐKTDT. Đó là phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn, liên kết vùng, các giải pháp phát triển đối với vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Cụ thể, tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển nhiều thành phần kinh tế như: kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã trên các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ... Đồng thời, chỉ đạo các ngành, các cấp phối hợp, liên kết các vùng phát triển kinh tế trên địa bàn trong tỉnh và các địa phương ngoài tỉnh, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, người dân tiếp cận với phương thức sản xuất và tiêu thụ hàng hóa rộng rãi.

Song song đó, Bạc Liêu chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư các nguồn lực để phát triển các vùng còn khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đặc biệt, đã tổ chức huy động tối đa các nguồn lực triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới. Phát huy tốt vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo trong việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo; quan tâm chăm lo, giúp người dân vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc, góp phần tạo sự ổn định và phát triển toàn diện, bền vững của tỉnh nhà. Qua đó, đến tháng 1/2023, tỉnh còn 7.233 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,2% tổng số hộ toàn tỉnh. Tỉnh phấn đấu cuối năm 2025, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn dưới 1%.

Cùng với đó, tỉnh cũng đã mở rộng và đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân, nâng cao vị trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện ĐĐKTDT. Phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng”. Tất cả đã góp phần phát huy sức mạnh ĐĐKTDT trong tỉnh vì dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

NGUYỄN QUỐC

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản