Tin mới

Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông

(Mặt trận) -Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, chương trình, dự án, thời gian qua, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở địa phương, xem đây là nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết. Chính nhờ vậy, huyện đã giữ gìn cũng như tạo sự lan tỏa rộng rãi về sự chung tay phát huy những nét độc đáo của văn hóa truyền thống, phong tục tập quán đặc trưng của đồng bào DTTS trên địa bàn, góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa cộng đồng.

Huyện Như Xuân (Thanh Hóa): Chăm lo tạo sinh kế cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số

Nho Quan (Ninh Bình): Thực hiện hiệu quả Dự án 1 cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thạch Thành phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Người Pa Kô ở xã Tà Rụt, huyện Đakrông sinh hoạt văn nghệ truyền thống -Ảnh: K.S

Thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Quyết định số 1719/QĐ- TTg, ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền của huyện Đakrông đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo và triển khai thực hiện các nhiệm vụ như: đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa, xây dựng đời sống văn hóa; đổi mới, nâng cao chất lượng xây dựng đời sống văn hóa...

Bên cạnh đó, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện luôn nêu cao tinh thần, trách nhiệm ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình. Tích cực tham gia thực hiện tốt phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới tạo nên môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú, đa dạng.

Nhờ nỗ lực triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của cấp trên và các chương trình mục tiêu quốc gia, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của huyện Đakrông đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Huyện được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng Nhà văn hóa truyền thống dân tộc Vân Kiều, Pa Kô phục vụ cho việc giới thiệu, trưng bày hiện vật; xây dựng nhà dài truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô tại xã A Ngo; khôi phục 16 ngôi nhà sàn truyền thống của đồng bào dân tộc Vân Kiều tại xã Đakrông. Nhiều lễ hội truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô được phục dựng, bảo tồn như: Lễ hội A Riêu Ping (bốc mã), A Da (mừng lúa mới), Prúc bor (cầu mùa)...

Các loại nhạc cụ truyền thống như: cồng, chiêng, trống, khèn; các làn điệu dân ca như: oát, xà nớt, cà lơi - cha chấp, xiêng...được coi trọng và bảo tồn. Toàn huyện hiện có hàng trăm chiếc cồng, chiêng được lưu giữ tại các hộ gia đình, 11 lễ hội truyền thống, 20 loại nhạc cụ và trên 6 làn điệu dân ca đặc sắc được đưa vào hạng mục bảo tồn và phát triển.

Huyện duy trì được 4 đội cồng chiêng nhiều lần tham gia hội thi cồng chiêng quốc tế tại Tây Nguyên, làng văn hóa các dân tộc Việt Nam và các hoạt động văn hóa lớn của tỉnh, huyện được đánh giá cao. Phối hợp tổ chức hỗ trợ đồng bào DTTS tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo giáo viên dạy tiếng Bru-Vân Kiều, nghệ nhân về nhạc cụ truyền thống, nghệ nhân cồng chiêng, nghề dệt thổ cẩm...

Được sự quan tâm, hỗ trợ từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025, huyện đã có nhiều hoạt động thiết thực trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn như: phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức 2 lớp truyền dạy dân ca cổ của đồng bào Pa Kô cho 80 học viên; hỗ trợ các nghệ nhân, đội văn nghệ truyền thống.

Đầu tư thiết chế văn hóa cho các nhà văn hóa thôn, sân thể thao, nhà văn hóa thôn, xã; đầu tư trang thiết bị cho 26 nhà văn hóa truyền thống; hỗ trợ du lịch cộng đồng; tham gia liên hoan văn hóa, văn nghệ khu vực miền Trung Tây Nguyên, tham gia giao lưu văn hóa văn nghệ các tỉnh biên giới Việt Nam, Lào tại Điện Biên...Qua đó, nhiều mô hình hoạt động được tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, xúc tiến phát triển du lịch tại địa phương.

Trưởng phòng Văn hóa-Thông tin huyện Đakrông Phan Xuân Liệu cho biết: “Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể của đồng bào DTTS còn gặp không ít khó khăn. Vì thế, thời gian tới, huyện đưa mục tiêu, nhiệm vụ công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, vật thể, phi vật thể truyền thống và nghệ nhân đồng bào DTTS vào nghị quyết của các cấp ủy đảng, kế hoạch phát triển KT-XH của địa phương.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giáo dục bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; xây dựng các sản phẩm video, clip, phim ngắn, hội thi, hội diễn, hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, dân ca, dân vũ, dân nhạc truyền thống... nhằm giới thiệu, quảng bá hình ảnh các loại hình, di sản văn hóa vật thể, phi vật thể truyền thống tiêu biểu. Xây dựng cơ chế chính sách, huy động nguồn lực phục vụ cho công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể đặc sắc của đồng bào DTTS.

Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút học sinh, sinh viên là con em các DTTS học chính quy tại các trường văn hóa, nghệ thuật về công tác tại địa phương. Có chế tài động viên, khen thưởng hợp lý cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, nghệ thuật của đồng bào DTTS. Chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức phụ trách lĩnh vực văn hóa của địa phương.

Tăng cường tập huấn, nâng cao năng lực thực hành, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho các nghệ nhân. Ứng dụng khoa học, công nghệ để nghiên cứu, sưu tầm, phục dựng, lưu giữ, bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình văn hóa phi vật thể truyền thống của người Vân Kiều, Pa Kô, đặc biệt là các loại hình có nguy cơ mai một. Từng bước thực hiện “số hóa dữ liệu” các loại hình văn hóa, nghệ thuật dân ca, dân vũ, dân nhạc và các loại hình di sản truyền thống khác của các DTTS phục vụ cho công tác bảo tồn, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch”.

TL - KS

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản