Tin mới

Bình Thuận: “Đi từng ngõ, gõ từng nhà” để tuyên truyền bà con phòng, chống dịch

(Mặt trận) - Tuyên truyền bằng nhiều hình thức từ loa phát thanh, phát tờ rơi, tuyên truyền bằng xe lưu động, pa nô, áp phích… là cách làm mà các đoàn thể, chính quyền xã Phan Lâm (Bắc Bình) giúp bà con dân tộc thiểu số nâng cao nhận thức chấp hành các quy định về phòng chống dịch Covid-19.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Khánh Hòa: Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2024

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Tặng khẩu trang cho chốt kiểm dịch khu vực 04 dốc đá xã Phan Lâm. 

Từ sáng sớm, các đoàn viên thanh niên xã chở nhau trên chiếc xe máy đi tận xuống thôn, tìm đến từng nhà trong ngõ hẻm để phát khẩu trang miễn phí cho người dân. Anh Mang Ngọc Thủy – Bí thư Đoàn thanh niên xã nói: “Đây là đợt thứ 2 đoàn viên thanh niên xã phối hợp Hội Phụ nữ ra quân tuyên truyền và đến từng nhà phát khẩu trang miễn phí cho bà con. Trước đó, mình phân công cho từng đoàn viên đến các hộ gia đình có điều kiện kinh tế khá giả vận động hỗ trợ khẩu trang, nước sát khuẩn, in ấn các tờ rơi tuyên truyền thông điệp 5K… Đa số các hộ được vận động ai cũng nhiệt tình ủng hộ, những vật dụng này ngay sau đó được trao tận tay đến người dân”.

Một đoàn viên thanh niên trong đoàn tận tình hướng dẫn thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K (khẩu trang - khử khuẩn - khoảng cách - không tập trung - khai báo y tế) cho bà Pinăng Thị Loan ở tổ tự quản 4. Bà Loan chăm chú nghe hướng dẫn, cuộc nói chuyện của họ đôi lúc còn xen lẫn tiếng dân tộc Raglai. Cầm chiếc khẩu trang trên tay, bà Pinăng Thị Loan nói: “Hàng ngày loa truyền thanh xã hướng dẫn cách vệ sinh phòng tránh dịch bệnh tôi cũng hiểu được mức độ nguy hiểm của dịch Covid-19. Để đề phòng dịch bệnh, tôi cũng nhắc nhở con cháu hạn chế đi đâu xa nếu không có việc gì quan trọng, duy trì thói quen vệ sinh sạch sẽ, đeo khẩu trang và hạn chế tụ tập nơi đông người...”.  Rời nhà bà Loan, những chiếc xe máy nổ phình phịch tiếp tục đến từng nhà trong thôn, Bí thư Đoàn xã Mang Ngọc Thủy cho biết thêm: “Vẫn còn 2 tổ tự quản số 5, số 6 thộc khu tái định cư dốc đá 04 đa số người dân họ ở xa chưa đăng ký hộ khẩu đến làm rẫy, sống rải rác nên việc tiếp cận gặp gỡ, tuyên truyền cũng còn khó lắm. Dự kiến trong tháng 6 đoàn viên thanh niên xã sẽ đến từng nhà các hộ này”.

Xã Phan Lâm có đông đồng bào dân tộc Raglai sinh sống chiếm đến trên 95%, số còn lại là các dân tộc khác sống xen kẽ như K’ho, Tày, Nùng, Chăm… Ngoài tuyên truyền phòng chống dịch Covid-19 bằng tiếng Việt trên loa phát thanh, những tuyên truyền viên chịu khó “đi từng ngõ, gõ từng nhà” trò chuyện thêm bằng tiếng dân tộc khi hướng dẫn người dân cách phòng dịch. Bằng cách này, nhiều đồng bào dân tộc thiểu số không thạo tiếng Việt cũng dễ dàng nắm bắt đầy đủ, kịp thời các biện pháp phòng chống dịch.

Ông Mang Nhu - Chủ tịch UBND xã Phan Lâm cho biết: Trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, địa phương duy trì và nâng cao hoạt động của các tổ công tác chống dịch Covid-19 tại các thôn, phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng thôn, các đoàn thể nhiệm vụ tuyên truyền, giám sát chặt chẽ tại cộng đồng. Chúng tôi nắm chắc tình hình người đi/đến địa bàn và lịch sử di chuyển để có biện pháp phòng chống dịch thích hợp, kịp thời…”. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, hiện nay tại xã Phan Lâm người dân đã có ý thức chấp hành tốt yêu cầu phòng chống dịch Covid-19: Không tụ tập đông người, mọi người đều có ý thức đeo khẩu trang khi tiếp xúc, nói chuyện, thậm chí một số gia đình dự định tổ chức cưới hỏi, mừng nhà mới cũng đã chủ động tạm hoãn. Trong sinh hoạt hàng ngày không còn việc tụ tập đông người để uống rượu như trước, đường trong thôn luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Những người ra vào xã cũng như các thôn, người lao động từ các địa phương khác đến đều được thông báo đầy đủ đến trưởng thôn, lãnh đạo xã

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản