Tin mới

Các tôn giáo trên địa bàn tỉnh Kiên Giang tích cực tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu

(Mặt trận) - Những năm qua, chương trình phối hợp bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu giữa Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sở Tài nguyên và Môi trường và các tôn giáo trên địa bàn tỉnh được triển khai phù hợp với giáo lý, giáo luật của các tôn giáo và nhiệm vụ chung của địa phương nên được đa số các chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ và cộng đồng tôn giáo nhiệt tình hưởng ứng góp phần phát triển bền vững kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

Chương trình MTQG 1719 là “chìa khóa” giúp đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn vươn lên thoát nghèo

Bình Thuận: Chăm lo toàn diện cho đồng bào dân tộc thiểu số

 

Toàn tỉnh hiện có 12 tôn giáo với 417 tổ chức tôn giáo trực thuộc, 409 cơ sở thờ tự, với 1.221 chức sắc 1.492 chức việc, 1.334 nhà tu hành và 590.271 tín đồ. Ngày 2/6/2016, Ban Thường trực Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo đã ký kết chương trình phối hợp về phát huy vai trò của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.

Theo đó, Mặt trận các cấp trong tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các ngành liên quan tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tôn giáo trong tỉnh phát huy thế mạnh, giá trị tốt đẹp của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu để không ngừng xây dựng đoàn kết giữa các tôn giáo, tạo điều kiện để các tôn giáo thực hiện hài hòa việc đạo, việc đời, với chức năng, nhiệm vụ của mình.

Các tôn giáo cũng đã tham gia vận động tín đồ thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trong đó có tiêu chí về môi trường. Đồng thời phát huy những giá trị tốt đẹp của các tôn giáo trong công tác bảo vệ môi trường bằng các hành động thiết thực và cụ thể, phù hợp với từng tôn giáo nhằm hưởng ứng các chính sách, pháp luật và chương trình hành động bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu của Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đưa nội dung bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình hoạt động tôn giáo hằng năm.

 

Kết quả, Mặt trận các cấp trong tỉnh phối hợp ngành Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức tôn giáo ra mắt được 173 mô hình tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu. Các tôn giáo đã xây dựng trên 100 lò đốt rác tham gia bảo vệ môi trường; trồng 1.600 cây sao và 1.600 cây dầu trong khuôn viên các cơ sở thờ tự, nhằm tạo cảnh quan và môi trường xanh - sạch - đẹp. Các tổ chức tôn giáo còn thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu như phát tờ rơi tuyên truyền cho tín đồ, xây các lò đốt rác, trạm cung cấp nước sạch… trong thời gian qua với tổng trị giá hàng chục tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tôn giáo trong tỉnh đã có nhiều đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh, nổi bật là thực hiện các hoạt động nhân đạo, từ thiện xã hội với tổng kinh phí 878 tỷ đồng.

Giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh cũng đã tặng bằng khen cho 8 tập thể và 7 cá nhân có thành tích xuất sắc trong chương trình phối hợp phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020.

 

Tiếp tục phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần tích cực, chủ động trong thực hiện Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050. Giai đoạn đoạn 2023 – 2026, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp tiếp tục phối hợp và hỗ trợ các tôn giáo nâng cao chất lượng các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với từng tôn giáo nhằm tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành vi theo hướng tích cực của các tổ chức, cá nhân tôn giáo và người dân trong công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Phối hợp tổ chức các hoạt động thi đua, các cuộc thi, các sáng kiến về phát huy vai trò các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; hàng năm sơ kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng, tôn vinh các tổ chức, cá nhân, trong đó có các tổ chức, cá nhân tôn giáo có nhiều đóng góp trong thực hiện Chương trình phối hợp.

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh hằng năm có kế hoạch bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Nhà nước, các nguồn tài trợ để hỗ trợ các tổ chức tôn giáo thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của mỗi tổ chức tôn giáo theo nội dung đã cam kết.

Các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tiếp tục xây dựng và nhân rộng những mô hình điểm cộng đồng tôn giáo và Nhân dân tham gia bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với đặc điểm, điều kiện cụ thể của mỗi tôn giáo nhằm nâng cao ý thức chủ động phòng, tránh thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tiếp tục đưa nội dung bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu vào hiến chương, điều lệ và chương trình hoạt động hàng năm, những khóa bồi dưỡng giáo lý, giáo luật của các tôn giáo để triển khai tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo nâng cao ý thức, hành động bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu….

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản