Tin mới

Cẩm Thủy phát huy vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Cẩm Thuỷ là huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa, có 16 xã, 1 thị trấn với 119 thôn, người dân theo hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công giáo. Trong những năm qua, đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện đã phát huy vai trò, tầm ảnh hưởng của mình trong cộng đồng, giữ vai trò là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với đồng bào các dân tộc, và có nhiều đóng góp quan trọng trong công tác vận động đồng bào, xây dựng, giữ gìn khối đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển, giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

Cao Bằng đẩy mạnh giám sát Chương trình Mục tiêu quốc gia 1719

Hỗ trợ nhà ở, giúp đồng bào dân tộc thiểu số an cư lạc nghiệp

Phú Thọ: Đẩy mạnh chính sách trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Nhờ có vai trò, vị thế của người có uy tín trong việc tuyên truyền thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được nâng lên đáng kể (Ảnh: Tuấn Anh).

Cẩm Thủy có 3 dân tộc chủ yếu, sinh sống lâu đời, đoàn kết bên nhau là dân tộc Kinh (chiếm 44,45%); dân tộc Mường (chiếm 52,58%); dân tộc Dao (chiếm 2,91%), ngoài ra trên địa bàn huyện còn một số các dân tộc thiểu số khác chiếm 0,06% như: Dân tộc Thổ, Thái, Tày, Nùng, Cao Lan, Hoa... Trong những năm qua vai trò, vị thế của người có uy tín trong việc tuyên truyền thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trên các lĩnh vực của đời sống xã hội ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện được nâng lên đáng kể.

Những người có uy tín trong cộng cộng đồng dân cư đã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển theo hướng tăng năng suất, giá trị, hiệu quả, phát triển kinh tế hàng hóa, tăng cường liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm; cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống đảm bảo theo kế hoạch; các chỉ tiêu, mục tiêu đề ra cơ bản hoàn thành và đã đạt kết quả tích cực.

Các chương trình, dự án hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi cho hộ nghèo được quan tâm, mô hình chuyển giao tiến bộ khoa học - kĩ thuật trong sản xuất bước đầu khai thác được tiềm năng, lợi thế của vùng miền. Đẩy mạnh cơ giới hóa ứng dụng trên tất cả các khâu trong quá trình sản xuất, góp phần giảm áp lực về lao động, chủ động thời vụ, giảm chi phí và tăng lợi nhuận cho người sản xuất.

Bà Trần Thị Hạnh, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Cẩm Thủy cho biết: MTTQ và đoàn thể các cấp trong huyện đã có nhiều đổi mới, phát huy vai trò và sức ảnh hưởng của người có uy tín trong vùng dân tộc thiểu số để tuyên truyền, vận động đến cán bộ, đoàn viên, hội viên chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, tạo ra khí thế thi đua sôi nổi.

 Người có uy tín đóng góp một phần quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động đồng bào xây dựng, giữ gìn khối đoàn kết, giúp đỡ nhau phát triển, giữ gìn phong tục tập quán, bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc.

Các phong trào, các cuộc vận động của MTTQ và các đoàn thể triển khai thực hiện ngày càng đi vào cuộc sống, gắn bó với Nhân dân, được Nhân dân hưởng ứng tích cực như Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; các phong trào “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”; “Xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi”; “Cựu chiến binh đoàn kết giúp nhau phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, làm giàu chính đáng” ... đã đạt được kết quả tốt, có sức lan tỏa sâu rộng, tạo khí thế và động lực góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững QP AN ở địa phương.

Người uy tín trên địa bàn huyện phát huy được vai trò tích cực trong việc vận động Nhân dân thực hiện tốt các quy định của địa phương, cụ thể trong quy ước, hương ước thôn, bản, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, loại bỏ các hủ tục, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt nếp sống trong việc cưới, việc tang; đám cưới không thuốc lá, hạn chế rượu; đám tang không rải vàng mã ra đường, không ăn cỗ, không phúng viếng bằng cỗ chín… Qua đó giúp đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Cẩm Thủy tiếp tục được cải thiện và nâng lên. Công tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới, nền nếp, kỷ cương trong dạy và học được tăng cường.

Hiện cả 17 xã, thị trấn trên địa bàn huyện đều đạt tiêu chí Quốc gia về y tế, 100% trạm y tế xã, thị trấn có bác sỹ; chế độ bảo hiểm y tế cho đồng bào DTTS được quan tâm kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các DTTS được tiếp cận với các dịch vụ khám, chữa bệnh, góp phần làm thay đổi nhận thức, đẩy lùi các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong khám, chữa bệnh. Công tác bảo tồn bản sắc văn hoá các dân tộc luôn được chú trọng, các lễ hội truyền thống được duy trì và phát triển như Lễ khai hạ làng Lương Ngọc, xã Cẩm Lương, Hội chùa Rồng xã Cẩm Thạch, phục dựng lễ hội Nàng Nga - Hai Mối, các trò diễn, trò chơi của người Mường, người Dao được bảo tồn và phát huy như chèo ma, trống ràm, làm vía của người Mường, lễ cấp sắc của người Dao...

Thu Thủy – Tuấn Anh

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản