Tin mới

“Cầu nối” ý Đảng - lòng dân

(Mặt trận) -Những năm qua, già làng, người có uy tín trên địa bàn huyện Đồng Phú (tỉnh Bình Phước) đã phát huy tốt vai trò hạt nhân, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ là những nhân tố tích cực, cầu nối giữa chính quyền với cộng đồng khu dân cư, là lực lượng cốt cán tiên phong, gương mẫu trên các lĩnh vực ở vùng DTTS.

Những kết quả nổi bật trên hành trình giảm nghèo bền vững ở Vĩnh Linh

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Khánh Hòa: Bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2024

Ông Hứa Thanh Nhật (SN 1958, dân tộc Nùng) là người có uy tín tiêu biểu ở ấp Suối Binh, xã Đồng Tiến. Với dân số 293 hộ, trong đó hơn 90% là đồng bào DTTS, để ấp Suối Binh có diện mạo như hôm nay, ông Nhật cùng Ban điều hành ấp thường xuyên đến từng nhà dân tuyên truyền, vận động bà con hiến đất, đóng góp làm đường giao thông, sửa nhà văn hóa. Lời nói của ông vừa có lý, có tình nên được người dân trong ấp tin tưởng, làm theo. Ông Nhật đã vận động nhân dân kéo hơn 5km đường điện hạ thế với kinh phí hơn 200 triệu đồng để có điện thắp sáng phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Ngoài ra, ông tích cực vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, khai thác tiềm năng, thế mạnh để đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, từng bước cải thiện và nâng cao đời sống.

 Lãnh đạo huyện Đồng Phú thăm, tặng quà già làng, người có uy tín trên địa bàn 2 xã Tân Hưng và Tân Phước

Hiện nay, huyện Đồng Phú có 42 già làng, người có uy tín ở các khu dân cư. Từ năm 2022 đến nay, với vai trò của mình, các già làng, người có uy tín cùng MTTQ từ huyện đến cơ sở đã phối hợp tổ chức vận động nhân dân trên địa bàn giúp nhau cây - con giống, ngày công lao động. Đồng thời, tổ chức ra mắt các mô hình tự quản ở khu dân cư; tuyên truyền, vận động nhân dân hiến đất, cây trồng, vật kiến trúc, đóng góp để kéo điện thắp sáng, làm đường giao thông nông thôn, sân bê tông nhà văn hóa, trị giá hơn 2 tỷ đồng. Tiêu biểu như: xã Tân Phước phối hợp chùa Phổ Minh và các nhóm Tin lành, già làng, người có uy tín vận động tín đồ tôn giáo và nhân dân lắp đặt điện năng lượng mặt trời tại ấp Lam Sơn với tổng kinh phí 85 triệu đồng; tại ấp Phước Tâm, vận động giải tỏa mở rộng đường với chiều dài 2,6km, tổng số tiền vận động 400 triệu đồng; giải phóng mặt bằng xây dựng 1,8km đường bê tông tại ấp Cây Điệp với số tiền 180 triệu đồng; xã Tân Lợi phối hợp chùa Pháp Huyền và các vị chức sắc, chức việc, người có uy tín vận động nhân dân hiến đất xây dựng 1 tuyến đường nhựa dài 2,5km...

Năm 2022, huyện Đồng Phú đề ra chỉ tiêu giảm 78 hộ nghèo (50% tổng số hộ nghèo), trong đó có 20 hộ DTTS. Huyện đã đầu tư ngân sách hỗ trợ các chỉ số thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản giúp 20 hộ DTTS thoát nghèo với tổng hơn 1,6 tỷ đồng; hỗ trợ từ Quỹ “Vì người nghèo” 2.890,3 triệu đồng để đầu tư 114 tiêu chí thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản giúp hộ nghèo thoát nghèo. Hỗ trợ xây dựng và sửa chữa 43 căn nhà đại đoàn kết (hộ đồng bào DTTS xây mới 15 căn; sửa 5 căn)...

Thời gian qua, đội ngũ già làng, người có uy tín cũng tích cực phối hợp cấp ủy, chính quyền, MTTQ địa phương vận động nhân dân chấp hành tốt hương ước, quy ước của khu dân cư; vận động người dân giữ gìn vệ sinh môi trường, tham gia các mô hình tự quản về an ninh trật tự, xây dựng các câu lạc bộ gia đình hạnh phúc, bài trừ tệ nạn. Nhờ đó, nhiều hủ tục dần được xóa bỏ, bà con thực hiện nếp sống văn minh trong cưới hỏi, lễ hội, tang lễ, giữ gìn vệ sinh môi trường khu dân cư đảm bảo xanh, sạch, đẹp.

Minh Hiền

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản