Tin mới

Đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 vừa ký ban hành Chương trình công tác năm 2021 của Ban Chỉ đạo này.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Theo đó, thành viên Ban chỉ đạo Trung ương và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021. Cụ thể, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình; thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định đầu tư Chương trình theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công; kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp và cơ quan giúp việc Ban Chỉ đạo ở các cấp theo quy định của pháp luật về quản lý, điều hành thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 41/2016/QĐ-TTg ngày 10/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản điều hành quản lý, văn bản hướng dẫn để triển khai thực hiện Chương trình và một số nội dung của Đề án tổng thể; tổ chức quán triệt, tuyên truyền phổ biến đến các tổ chức, cá nhân liên quan và người dân về Chương trình và một số nội dung của Đề án tổng thể; tham mưu, đề xuất các giải pháp huy động, đa dạng hóa các nguồn lực thực hiện Chương trình, nhất là nguồn vốn ODA và huy động thêm nguồn vốn từ xã hội hóa, đóng góp hợp pháp của cộng đồng để bổ sung cho Chương trình. Đồng thời, chú trọng công tác chỉ đạo, điều hành, hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình và một số nội dung của Đề án tổng thể; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện Chương trình năm 2021.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả nổi bật nhưng vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước; hạ tầng kinh tế-xã hội (KT-XH) chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Đời sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập, còn một số hạn chế về bình đẳng giới, tồn tại nhiều hủ tục lạc hậu và tệ nạn xã hội. Vì vậy, để công tác dân tộc thực sự là nhiệm vụ chiến lược, thường xuyên, lâu dài của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân và tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác dân tộc trong tình hình mới, trong thời gian tới cần tiếp tục thực hiện có hiệu quả nguyên tắc các dân tộc bình đẳng, tôn trọng, đoàn kết, giải quyết hài hòa quan hệ giữa các dân tộc, giúp nhau cùng cùng phát triển.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả nổi bật nhưng vùng dân tộc thiểu số và miền núi vẫn là vùng khó khăn nhất của cả nước. Ảnh: Tiến Quang 

Bên cạnh đó, các chính sách phải hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho vùng DTTS&MN. Phát triển KT-XH gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, giữ vững quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền, biên giới quốc gia. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực và xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới. Nêu cao trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền và hệ thống chính trị, đồng thời khuyến khích sự tham gia chủ động của đồng bào DTTS, khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 đặt ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025, phấn đấu mức thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS mỗi năm giảm trên 3%. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; 70% thôn có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa. 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố; 99% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 90% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 100% đồng bào DTTS được xem truyền hình và nghe đài phát thanh.

Ngoài các nhiệm vụ trên thì cần hoàn thành cơ bản công tác định canh, định cư; sắp xếp, bố trí ổn định 90% số hộ di cư không theo quy hoạch. Quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí 60% số hộ DTTS đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở. Tỷ lệ học sinh học mẫu giáo 5 tuổi đến trường trên 98%, học sinh trong độ tuổi học tiểu học hên 97%, học trung học cơ sở trên 95%, học trung học phổ thông trên 60%; người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông trên 90%; tăng cường công tác y tế để đồng bào DTTS được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe hiện đại; tiếp tục khống chế, tiến tới loại bỏ dịch bệnh ở vùng đồng bào DTTS&MN; 98% đồng bào DTTS tham gia bảo hiểm y tế….

Tiến Quang

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản