Tin mới

Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Nhằm góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã chủ động phối hợp với các sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, triển khai thực hiện tốt Quyết định 1163/QĐ-TTg ngày 8/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang trao 500 phần quà cho đồng bào Khmer

 Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại huyện Vân Đồn, tháng 4/2021.

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi luôn được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, xây dựng kế hoạch, phân công, phân nhiệm rõ ràng với các hoạt động cụ thể, phù hợp. Tỉnh bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện lồng ghép với nhiều chương trình, đề án có cùng nội dung, mục đích (đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, đề án bình đẳng giới...). Theo thống kê, trong 5 năm (2017-2021), kinh phí ngân sách cấp trên 2,81 tỷ đồng để triển khai thực hiện.

Các sở, ban, ngành và địa phương có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, hạn chế chồng chéo. Việc tuyên truyền, vận động ở cơ sở bằng nhiều hình thức đan xen, lồng ghép hoặc đơn lẻ chuyên sâu: Tổ chức hội nghị, tuyên truyền lưu động đến tận thôn, bản; mở chuyên mục tuyên truyền phổ biến pháp luật trên cổng thông tin điện tử thành phần của các đơn vị; tuyên truyền, vận động thông qua cuộc kiểm tra, thanh tra, tiếp công dân, giải quyết KNTC; trợ giúp pháp lý, hoạt động của câu lạc bộ pháp luật của xã...

Từ 2017 đến nay, các sở, ngành, địa phương đã tổ chức trên 750 hội nghị tuyên truyền phổ biến pháp luật, diễn đàn với trên 40.000 lượt người; trên 600 lớp tập huấn chuyên môn, tập huấn kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật; gần 70 buổi tuyên truyền thông qua hình thức văn hóa, văn nghệ phục vụ trên 20.000 lượt người; thực hiện chiếu phim lưu động trên 250 buổi/năm, 150 buổi/năm về tuyên truyền lưu động; biên soạn hơn 80.000 tờ gấp pháp luật về các lĩnh vực, trên 6.000 sổ tay giới thiệu các quy định pháp luật liên quan; cấp phát 350.000 tài liệu, tờ gấp, tờ rơi, đĩa DVD có nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các đối tượng là cán bộ, nhân dân vùng dân tộc và miền núi, các thôn bản đặc biệt khó khăn trên địa bàn...

Đặc biệt, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức biên soạn, in ấn, phát hành bộ tài liệu đặc thù phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi gồm 3 cuốn với số lượng 1.820 bản/cuốn, đó là: Sổ tay công tác dành cho người có uy tín vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi; sổ tay truyền thông phòng, chống mua bán người; hỏi - đáp các quyền cơ bản của dân tộc thiểu số theo quy định pháp luật Việt Nam.

Cùng với đó, các cơ quan báo chí xây dựng nhiều chuyên đề phản ánh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tuyên truyền, vận động đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nêu gương những mô hình tiêu biểu, phản ánh việc triển khai, thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh... Riêng Trung tâm Truyền thông tỉnh đã tổ chức sản xuất trên 300 lượt tin, bài thời sự được phát sóng trong các bản tin hàng ngày trên các kênh QTV1 và QTV3; tổ chức sản xuất gần 500 tin, bài trên kênh phát thanh QNR1, QNR2; trên 300 tin, bài trên báo in, gần 400 tin, bài trên báo điện tử... Các Trung tâm truyền thông và văn hóa cấp huyện tiếp sóng Trung tâm Truyền thông tỉnh, tăng cường tuyên truyền qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở và khu dân cư.

Ngoài ra, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Từ 2017 đến nay, đã thực hiện trợ giúp pháp lý cho 200 vụ, việc người dân tộc thiểu số thuộc diện hộ nghèo...

Thông qua công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và các chủ trương, chính sách, pháp luật cho người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã làm chuyển biến nhận thức, hành vi, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người dân vùng này; góp phần xây dựng nông thôn mới, thực hiện khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng và hạn chế vi phạm pháp luật.

Trần Thanh

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản