Tin mới

Điểm sáng Bình Liêu

(Mặt trận) -Huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh là địa phương có trên 96% là đồng bào dân tộc thiểu số, Bình Liêu có truyền thống văn hóa rất đa dạng. Nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa quý báu, thời gian qua, các ban, ngành, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện đã triển khai nhiều chương trình giảng dạy, giáo dục hiệu quả, thiết thực. Qua đó, góp phần khơi dậy tình yêu và trách nhiệm của thế hệ trẻ với bảo tồn truyền thống văn hoáquê hương.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

 Các em thiếu nhi thôn Nà Luông và Cốc Lồng (xã Lục Hồn) học hát Then - đàn Tính.

Từ những ngày hè đầu tháng 7, ở nhà văn hóa thôn Cốc Lồng, xã Lục Hồn luôn là không khí vui tươi, rộn ràng tập luyện hát Then - đàn Tính của các bạn nhỏ trong thôn. Những tiếng đàn, tiếng hát mới còn ngập ngừng, bỡ ngỡ song gửi gắm biết bao tình cảm yêu mến, tinh thần tập luyện say sưa của các bạn nhỏ khi được truyền dạy những làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình.

Được biết, dịp hè này, Huyện Đoàn đã chỉ đạo Đoàn Thanh niên các xã, thị trấn tổ chức các lớp dạy hát Then - đàn Tính của người Tày và lớp học thêu thổ cẩm truyền thống của người Dao cho các bạn thiếu nhi trên địa bàn, nhằm làm phong phú thêm chương trình sinh hoạt hè, đồng thời giới thiệu giáo dục cho thiếu nhi hiểu biết thêm về văn hóa địa phương.

Em Hoàng Thùy Trâm (12 tuổi), thôn Nà Luông, xã Lục Hồn, chia sẻ: Mỗi ngày chúng em đều háo hức đến nhà văn hóa thôn Cốc Lồng để được các cô dạy đánh đàn Tính, hát Then. Học đàn, hát đều khá khó, cần sự kiên trì, tỉ mỉ nhưng đây đều là những nét văn hóa truyền thống của quê hương Bình Liêu nên chúng em đều rất thích. Mùa hè này của chúng em vì thế mà vui và bổ ích hơn rất nhiều.

 Khu trò chơi dân gian của Trường Tiểu học Tình Húc luôn thu hút học sinh.

Không riêng dịp hè, việc giáo dục văn hóa truyền thống được duy trì bằng nhiều hình thức, phương pháp linh hoạt, phù hợp trong cả năm học tại các trường học trên địa bàn huyện. Nhiều năm nay, việc triển khai mặc trang phục dân tộc khi đến trường do Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện phát động đã trở thành nề nếp, nét đẹp văn hóa rất đặc trưng ở Bình Liêu. Phong trào này đã nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các thầy cô giáo, các em học sinh và phụ huynh học sinh.

Đồng chí Vi Tiến Vượng, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Liêu, cho biết: Việc mặc trang phục dân tộc chỉ yêu cầu thực hiện bắt buộc vào các ngày thứ 2-4-6, nhưng giờ đây khi đến bất kỳ trường học nào và vào ngày nào trong tuần thì cũng đều bắt gặp hình ảnh rất nhiều học sinh mặc trang phục dân tộc. Điều đó cho thấy, việc mặc trang phục dân tộc đến trường không còn là quy định mà đã trở thành niềm yêu thích, tự hào của mỗi học sinh khi được khoác lên mình những nét đẹp của văn hóa truyền thống quê hương.

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện còn chỉ đạo các trường học trên địa bàn tích cực lồng ghép đưa vào chương trình giảng dạy, ngoại khóa, các hoạt động vui chơi những nội dung liên quan đến gìn giữ và phát huy văn hóa dân tộc.

Vì vậy, ngoài các giờ học chính khóa được cung cấp các kiến thức về văn hóa, lịch sử địa phương, nhiều trường bán trú trên địa bàn huyện đã bố trí các góc vui chơi dân gian ngay tại sân trường để tạo điều kiện cho học sinh được tìm hiểu, vui chơi các trò chơi truyền thống vào các giờ ra chơi.

Ngoài ra, các trường học còn chủ động xây dựng các câu lạc bộ sinh hoạt văn nghệ, thể thao truyền thống, tạo môi trường để các em được rèn luyện nhiều hơn, từ đó phát hiện sớm những học sinh có năng khiếu để bồi dưỡng, phát triển.

 Học sinh bán trú Trường Tiểu học Húc Động tập hát Soóng Cọ.

Thầy giáo Nguyễn Xuân Khuyến, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Húc Động (xã Húc Động) cho biết: Từ đầu năm học này, nhà trường đã thành lập CLB hát Soóng Cọ, CLB rèn luyện các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, đánh quay... dành cho các bạn học sinh ở bán trú tại trường. Nhà trường mời cả những nghệ nhân, người dân địa phương đến truyền dạy cho các em.

Các em đều rất hào hứng học tập, rèn luyện không chỉ để biểu diễn tại trường mà còn có thể tham gia giao lưu tại các ngày hội, lễ hội truyền thống của địa phương. Qua đó, vừa tạo cho học sinh môi trường vui chơi lành mạnh, vừa giáo dục hiệu quả ý thức giữ gìn, phát huy những nét văn hóa đặc sắc của quê hương, bồi đắp thêm niềm tự hào về truyền thống dân tộc.

Không chỉ trong phạm vi trường học, các ngành, tổ chức của huyện cũng tích cực đẩy mạnh giới thiệu, quảng bá nét đẹp, nét độc đáo trong văn hóa truyền thống của địa phương như một cách giáo dục sâu rộng cho người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về trách nhiệm gìn giữ văn hóa.

Hai năm trở lại đây, có lẽ chúng ta đã không còn thấy xa lạ với hình ảnh các cô gái Sán Chỉ ở Húc Động mặc váy đá bóng tại các lễ hội, ngày hội ở Bình Liêu. Sự yêu thích của du khách đối với hình ảnh duyên dáng song không kém phần năng động, tự tin của các cô gái Sán Chỉ như một cách động viên, thay lời khẳng định cho những nét đẹp, giá trị văn hóa của Bình Liêu đã và đang được gìn giữ, bảo tồn và phát huy đúng cách.

Duy Khoa

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản