Tin mới

Đoàn kết xây dựng quê hương giàu đẹp

(Mặt trận) -Vĩnh Long là một tỉnh đa tôn giáo: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao đài, Phật giáo Hòa Hảo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội, Tứ ân Hiếu nghĩa, Minh sư đạo; đồng bào có đạo trên 308.000 người, chiếm khoảng 30% dân số. Mỗi tôn giáo có giáo lý, giáo luật và lễ nghi riêng, nhưng đều có sự dung hòa, kế thừa những tinh hoa của dân tộc, tôn giáo trong lòng dân tộc. 

Huyện Như Xuân (Thanh Hóa): Chăm lo tạo sinh kế cho người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số

Nho Quan (Ninh Bình): Thực hiện hiệu quả Dự án 1 cho đồng bào dân tộc thiểu số

Thạch Thành phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

 Đóng góp của đồng bào các tôn giáo của tỉnh Vĩnh Long được ghi nhận và biểu dương.

Và để phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, bài học của Bác Hồ về phong cách lãnh đạo, làm việc gần dân, sát dân vẫn là mẫu mực để các cấp ủy, lãnh đạo chính quyền địa phương vận dụng sáng tạo, linh hoạt, tạo lòng tin nơi Nhân dân. 

Đồng hành cùng phát triển 

Ông Lê Quang Đạo- nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long khẳng định: “Tinh thần đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam, của Nhân dân Vĩnh Long, trong đó có đồng bào các tôn giáo”. Theo ông Lê Quang Đạo, từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ lãnh đạo, truyền thống đoàn kết, yêu nước của đồng bào tôn giáo ở Vĩnh Long được phát huy và nhân lên gấp bội.

“Thực tiễn đã chứng minh ở tỉnh ta, trong kháng chiến giành độc lập dân tộc cũng như trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chức sắc, chức việc, người tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo luôn tin tưởng vào đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đi theo Đảng, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước”- ông Lê Quang Đạo nhận định. 

Cùng với đó, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, điều hành của chính quyền, vai trò của MTTQ và các đoàn thể trong tỉnh thời gian qua đã có nhiều hình thức đa dạng để vận động, tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân, trong đó hết sức quan tâm đến đồng bào có đạo. Nhiều cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước do MTTQ và các đoàn thể phát động được đồng bào các tôn giáo đồng tình, ủng hộ và tham gia rất tích cực. Qua đó, tình hình kinh tế- xã hội của tỉnh không ngừng phát triển, đến năm 2020 tỉnh đã đạt tỉnh khá khu vực ĐBSCL, xây dựng nông thôn mới đạt trước 2 năm so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X. 

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy- Nguyễn Thành Thế, cho rằng: “Năm 2021, đất nước ta phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách. Đại dịch COVID-19 gây tổn thất nặng nề về kinh tế, xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của Nhân dân. Hưởng ứng lời hiệu triệu của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương, cơ sở, nhất là sự ủng hộ to lớn của Nhân dân, trong đó có sự chung tay đóng góp của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Chúng ta đã vượt qua được dịch bệnh, từng bước thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, khôi phục phát triển kinh tế, xã hội trong điều kiện mới. Riêng 4 tháng đầu năm 2022, tình hình phát triển kinh tế- xã hội có nhiều điểm sáng, tiếp tục chuyển biến tích cực”. Bên cạnh đó, vận động Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”, Quỹ “Vì người nghèo” và các chương trình an sinh xã hội trên 127 tỷ đồng để cất mới và sửa chữa nhà ở cho đối tượng người có công và xóa nhà tạm cho hộ nghèo. 

Với sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, các nhu cầu chính đáng của các tôn giáo được xem xét, giải quyết theo đúng quy định pháp luật. Qua đó, theo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh có mối quan hệ gắn bó với chính quyền, địa phương, tạo được sự đồng thuận cao.

Cụ thể nhất là việc tuyên truyền, hướng dẫn và vận động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19, góp phần cùng tỉnh kiểm soát dịch bệnh thành công, thích ứng với bình thường mới. Đa số chức sắc, chức việc tôn giáo có ý thức gắn bó dân tộc, chấp hành chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Các tôn giáo tham gia tốt các phong trào hành động cách mạng ở địa phương, thực hiện tốt phương châm sống “tốt đời, đẹp đạo”. 

Những bài học kinh nghiệm 

Theo ông Lê Quang Đạo, đường lối, quan điểm chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đã thể hiện sự gắn kết chặt chẽ giữa tôn giáo với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là: khi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo sẽ góp phần tạo ổn định về chính trị tinh thần, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội để tạo sự đồng thuận xã hội. Điều này có ý nghĩa to lớn trong xây dựng thế trận lòng dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Cùng với đó, “quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng và công tác tôn giáo, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh luôn quán triệt và thực hiện nhất quán đường lối, chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc”- ông Lê Quang Đạo nói.

Nhờ vậy mà trong suốt thời gian qua tỉnh ta luôn tập hợp được sự đoàn kết toàn dân trong tỉnh, không phân biệt giữa người có tín ngưỡng, tôn giáo với người không có tín ngưỡng, tôn giáo. Kịp thời đấu tranh ngăn chặn âm mưu gây chia rẽ khối đại đoàn kết của kẻ thù, quyết định giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng tỉnh nhà, xây dựng tỉnh Vĩnh Long không ngừng phát triển. 

Đó là một trong những bài học đã được chứng minh qua thực tiễn.

Theo Linh mục Giuse Lưu Văn Minh- Chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long, thời gian qua, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời đẹp đạo” do Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động đã và đang phát huy tác dụng, mang lại hiệu quả thiết thực.

Kết quả của phong trào thi đua yêu nước và những việc làm cụ thể là minh chứng sống động cho tinh thần yêu nước và truyền thống đoàn kết, gắn bó đồng hành với dân tộc. Tinh thần “mến Chúa, yêu người” đoàn kết giữa các tôn giáo và đoàn kết lương giáo… tác động tích cực đến đời sống đạo đức và nếp sống đạo của các họ đạo nói riêng và tới toàn xã hội nói chung.

Ban đại diện Phật giáo Hòa Hảo tỉnh Vĩnh Long cũng cho rằng: được sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp chính quyền, MTTQ và các đoàn thể tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dễ dàng hơn. Hầu hết bà con tín đồ an tâm tu hành, chăm lo tăng gia sản xuất phát triển kinh tế gia đình, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp. Đồng thời, kịp thời ngăn chặn những hành vi sai trái chưa đúng giáo lý, giáo luật, tôn chỉ hành đạo của Đức Thầy và pháp luật Nhà nước.  

Phát huy tinh thần từ bi, nhân ái của đạo Phật, Giáo hội Phật giáo tỉnh và giới tăng ni, phật tử đã tích cực tham gia công tác từ thiện, trợ giúp xã hội… Bên cạnh, đã có nhiều vị chức sắc là đại biểu HĐND, thành viên Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội các cấp. Thời gian qua, những hoạt động phật sự và thế sự của Phật giáo tỉnh Vĩnh Long là những đóa sen thơm ngát trong vườn hoa của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xứng đáng với những phần thưởng cao quý của chính quyền, MTTQ và Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam trao tặng. 

Theo ông Trần Văn Biết- Trưởng Ban Tôn giáo Sở Nội vụ, công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh khá ổn định và đi vào nề nếp. Lãnh đạo tỉnh quan tâm, kịp thời chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện. Theo đó, các nhu cầu chính đáng của các tôn giáo được quan tâm xem xét, giải quyết theo đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước. Đồng thời, đáp ứng được nhu cầu chính đáng của chức sắc và tín đồ các tôn giáo; tạo sự an tâm, phấn khởi trong các tầng lớp nhân dân, ngày càng tin tưởng vào chính sách tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Ông Lê Quang Đạo-nguyên Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Vĩnh Long

Đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc và của Đảng ta. Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc thì phải đoàn kết được toàn dân, trong đó có vai trò rất quan trọng của đồng bào tôn giáo.

Trong quá trình hình thành và phát triển vùng đất Vĩnh Long, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đồng bào các tôn giáo Vĩnh Long luôn nêu cao tinh thần yêu nước, đóng góp tích cực vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sau hòa bình, độc lập từ một tỉnh nghèo, thuần nông, bị chiến tranh tàn phá, Nhân dân trong tỉnh đã đoàn kết vươn lên khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế- xã hội, đưa tỉnh Vĩnh Long trở thành tỉnh khá khu vực ĐBSCL; những thành tựu quan trọng đó có sự đóng góp lớn của đồng bào các tôn giáo trong tỉnh.

TRẦN PHƯỚC- TUYẾT NGA

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản