Tin mới

Đồng bào công giáo Hương Lung làm giàu tại quê hương

(Mặt trận) -Hương Lung là xã miền núi thuộc huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ có đồng bào công giáo chiếm tới 95% tổng dân số. Vì vậy, cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ địa phương luôn chú trọng phối hợp với Hội đồng giáo xứ thực hiện các giải pháp giúp nhân dân trên địa bàn phát triển kinh tế ngay tại quê hương. 

Đak Đoa quan tâm tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hướng Hóa tập trung giải quyết tình trạng thiếu đất, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số

Đa dạng chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Yên Lập

 Khuyến nông viên cơ sở xã Hương Lung trao đổi kỹ thuật chăm sóc dưa chuột Nhật với ông Phan Văn Hào, giáo dân giáo xứ Ro Lục, xã Hương Lung, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.

Đồng chí Tống Quang Lục- Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Khi có các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế, lãnh đạo địa phương đều tổ chức họp bàn với chức sắc của nhà thờ, các trùm họ đạo; thông qua họ để tuyên truyền đến giáo dân. 97% cán bộ xã là giáo dân đã thực hiện tốt vai trò nêu gương của người đứng đầu trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước nên được bà con đồng tình ủng hộ, đồng lòng thực hiện, xây dựng tình đoàn kết giữa lương và giáo, chung sức xây dựng địa phương ngày càng phát triển. 

Dù là xã miền núi nhưng ở Hương Lung có khá nhiều mô hình kinh tế của giáo dân mang lại hiệu quả cao như mô hình nuôi tôm càng xanh; chăn nuôi, trồng cây ăn quả; nuôi ong mật, trồng dưa, chế biến gỗ, tiểu thủ công nghiệp… Chính quyền địa phương đã phối hợp với Hội đồng giáo xứ để vận động bà con thực hiện dồn đổi ruộng đất, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển đổi cây trồng vật nuôi có hiệu quả. Ông Phan Văn Hào, giáo dân giáo xứ Ro Lục, người đầu tiên áp dụng mô hình làm nhà màng trên địa bàn xã chia sẻ: Chính quyền xã luôn quan tâm tạo điều kiện cho người dân, trong đó có giáo dân như chúng tôi phát triển kinh tế, làm giàu ngay tại quê hương. Vừa qua, được biết Liên minh HTX Việt Nam có chương trình hỗ trợ các HTX sản xuất và chế biến nông sản, chính quyền xã đã giúp gia đình tôi được đầu tư xây dựng nhà màng để trồng rau, dưa an toàn trị giá hơn 1,8 tỉ đồng, trong đó tôi được hỗ trợ 1,68 tỉ đồng, vốn tự có của gia đình trên 150 triệu đồng.

Gần 10 năm nay, Hương Lung đã đầu tư trên 183 tỉ đồng từ các nguồn vốn khác nhau để xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện phát triển kinh tế địa phương và xây dựng nông thôn mới. Đồng thời, thực hiện tốt chủ trương thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Đến nay, trên địa bàn xã đã có Công ty may mặc Aron Vina hoạt động, tạo việc làm ổn định cho gần 1.000 lao động địa phương với mức lương từ 7,5-8 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, còn một số doanh nghiệp mới mở như in, sản xuất than hoạt tính, chế biến gỗ ép… cũng giúp hàng trăm người dân địa phương có việc làm và thu nhập ổn định. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo của Hương Lung chỉ còn 1,59%; hộ khá, giàu chiếm khoảng 30%; thu nhập bình quân của người dân trong xã đạt 39,5 triệu đồng/người/năm. 

Nhờ thực hiện tốt chủ trương phát triển kinh tế địa phương, đời sống được nâng lên nên quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới ở Hương Lung đã có được sự ủng hộ của toàn thể người dân, từ hiến đất làm đường, đóng góp kinh phí…Đến nay, xã đã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, dự kiến sẽ được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2021 vào dịp cuối năm.

Quân Lâm

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản