Tin mới

Đức Trọng (Lâm Đồng): Nâng cao đời sống người dân vùng đồng bào DTTS

(Mặt trận) -Huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng với đa dạng về dân tộc và văn hóa, luôn là một điểm sáng trong công tác phát triển kinh tế - xã hội, nhất là tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với nỗ lực của chính quyền địa phương, đời sống của đồng bào DTTS đã có những chuyển biến tích cực.

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Thái Nguyên

 Tái hiện Lễ hội Mừng lúa mới của đồng bào dân tộc Churu

Với hơn 63.000 người DTTS thuộc 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, Đức Trọng là một bức tranh muôn màu về văn hóa. Nhờ các chính sách hỗ trợ, đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, đời sống của đồng bào DTTS đã được cải thiện đáng kể.

Cụ thể, theo UBND huyện Đức Trọng, trong giai đoạn 2019-2024, nguồn vốn ngân sách nhà nước ưu tiên tập trung phân bổ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng tại các vùng đồng bào DTTS; bao gồm nguồn kinh phí thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia như: Xây dựng nông thôn mới, Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS miền núi và Giảm nghèo bền vững với tổng số tiền khoảng 241 tỷ đồng thực hiện đầu tư xây dựng công trình đường giao thông, hệ thống nước sinh hoạt, nâng cấp sửa chữa hội trường thôn, hỗ trợ xây dựng nhà ở và ước thực hiện giải ngân đến năm 2024 với số tiền 228 tỷ đồng, đạt 92% kế hoạch vốn. 

Ngoài ra, ngân sách nhà nước sử dụng lồng ghép từ kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 đầu tư xây dựng công trình đường huyện, trường học,... đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa thuận tiện, tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập cho người dân và nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần trong khu vực.

Đến nay, 100% số xã, thị trấn, thôn, tổ dân phố có đồng bào DTTS sinh sống có điện lưới quốc gia, trên 99,7% số hộ đồng bào DTTS được dùng điện. Trên 90% số hộ đồng bào DTTS được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. 100% hộ dân có các phương tiện nghe, nhìn. 100% số xã có đường bê tông nhựa nóng đến trung tâm xã; 100% đường liên thôn, liên xóm được trải cấp phối tạo điều kiện thuận lợi cho Nhân dân đi lại, sản xuất và lưu thông hàng hóa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. 100% các xã có đủ cơ sở vật chất văn hoá phục vụ cho đời sống tinh thần của người dân.

Các trường học cũng thường xuyên được đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu dạy và học, trong đó có 54/63 trường đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (đạt 85,7%, tăng 9 trường so với năm 2019) và 11 trường được công nhận mức độ 2 (tăng 9 trường so với năm 2019).

Thu nhập bình quân đầu người của huyện ngày càng cao. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.

 Giá trị sản xuất trên 1 đơn vị diện tích đất nông nghiệp ngày càng tăng. Diện tích đất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hoá ngày càng được nâng cao. Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp ngày càng được các ngành và người dân chú trọng. Tính đến cuối năm 2023, trên địa bàn huyện Đức Trọng ước có 9.967 hộ sản xuất nông nghiệp kể cả trồng trọt và chăn nuôi tham gia các hình thức liên kết và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, chiếm tỷ lệ 37,3% tổng số hộ sản xuất nông nghiệp, tăng 1.137 hộ so với cùng kỳ năm 2022. Số lượng sản phẩm nông nghiệp tham gia liên kết ước đạt 21% sản lượng của ngành trồng trọt và chăn nuôi. 

Mặt khác, tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế đã tăng lên 92,39% vào cuối năm 2023, tăng thêm 7,19% so với năm 2019. Các hình thức tổ chức sản xuất tiếp tục được quan tâm hỗ trợ phát triển, toàn huyện hiện có 58 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 22 hợp tác xã so với năm 2019. 

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội từng bước được xã hội hóa, thu hút được các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao tại các xã vùng đồng bào DTTS. Đến nay 100% số xã, thôn, tổ dân phố có đồng bào DTTS sinh sống có nhà văn hóa, hội trường thôn; có đội bóng chuyền, đội văn nghệ quần chúng, 100% thôn, xã đồng bào DTTS trên địa bàn huyện có hệ thống loa truyền thanh phục vụ công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với bà con.

Công tác bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS được quan tâm, các lễ hội của đồng bào dân tộc như: Lễ hội văn hóa cồng chiêng, Lễ mừng lúa mới, Lễ hội cúng ruộng, Lễ cúng thần nước của đồng bào dân tộc Tây Nguyên, Lễ hội ném còn, múa sạp ngày xuân của dân tộc Thái... được tổ chức đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, được gắn với tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục, thể thao lành mạnh, tạo điều kiện để cộng đồng các dân tộc giao lưu học hỏi, từ đó phát huy được bản sắc văn hoá tốt đẹp, tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các dân tộc ở địa phương. Các phong tục tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan trong cộng đồng các DTTS như: Hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn, thách cưới, lưu xác người thân lâu ngày... từng bước được xóa bỏ. Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy. Phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư được đẩy mạnh, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân...

V.M

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản