Tin mới

Gia Lai: Nhiều sáng kiến tuyên truyền chống Covid-19 ở vùng đồng bào dân tộc

(Mặt trận) -Trong tuyên truyền, đã có nhiều hình thức được áp dụng có hiệu quả, giúp người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19.

Phát huy vai trò người có uy tín ở xã Trung Sơn

Sóc Trăng họp mặt mừng Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2024

Ủy ban MTTQ tỉnh Kiên Giang trao 500 phần quà cho đồng bào Khmer

Là nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, chính quyền và nhân dân huyện Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai đã có nhiều sáng kiến để tuyên truyền hiệu quả, giúp người dân thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại địa phương.

Ông Đỗ Quang Cảm, Chủ tịch UBMTTQ xã Ia Pết, Đăk Đoa, Gia Lai

Nửa tháng nay, ngày 2 buổi sớm và chiều, tiếng loa kẹo kéo của ông Đỗ Quang Cảm đã trở thành âm thanh thân thuộc đối với bà con Jarai, Ba Na ở xã Ia Pết, huyện Đăk Đoa. Ông vui vẻ, cho biết: Ra Tết, ông mua chiếc loa để gia đình hát karaoke những lúc nông nhàn, nhưng dùng mới được vài lần thì loa được chuyển đổi mục đích. Với cương vị là Chủ tịch MTTQ xã Ia Pết, ông đã xin băng tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 bằng 3 thứ tiếng Kinh, Ba Na, Jrai, cài sẵn trong điện thoại di động, hàng ngày dùng chiếc loa kẹo kéo của gia đình chở đi khắp 8 thôn,  làng để phát cho bà con nghe.

Tiếng loa kẹo kéo ấy vang lên hàng ngày đã góp phần giúp bà con các dân tộc ở xã Ia Pết hiểu rõ phương châm “chống dịch như chống giặc” của Nhà nước. Nhiều đám cưới trong xã tạm thời hoãn, các đám tang không còn cảnh tụ tập ăn uống linh đình nhiều ngày như trước. Con, cháu đi xa về đều được gia đình nhắc nhở về ý thức tự cách ly phòng, chống dịch. Ông Đỗ Quang Cảm vui mừng, tính riêng trong khoảng 1 tháng gần đây, trong xã có 57 người từ nơi khác về thì đều đến chính quyền khai báo y tế, tự cách ly 14 ngày theo quy định.

“Đồng bào dân tộc thiểu số có một số người già không đọc được chữ, MTTQ của xã chúng tôi có cách dùng loa kẹo kéo lấy băng 3 thứ tiếng đến thôn phát từng thứ tiếng của từng địa phương thấy hiệu quả tuyên truyền cao hơn. Người dân đã biết đeo khẩu trang, ngồi trong hiên nhà cũng đeo, rửa tay xà bông hàng ngày, người đi xa về chủ động lên khai báo y tế”, ông Quảng nói.

Còn ở làng Piơm, thị trấn Đăk Đoa, bà con giáo dân giáo xứ Phao lô Hneng đã thay đổi hoàn toàn việc sinh hoạt tôn giáo. Trước khi thực hiện việc giãn cách, cách ly xã hội, giáo dân đã được cha xứ tuyên truyền bằng hình ảnh về sự nguy hiểm của dịch Covid-19. Giờ đây, thay vì tập trung ở nhà thờ vào sáng Thứ 7 và Chủ Nhật hàng tuần, thì bà con giáo dân đã tự tổ chức đọc kinh tại nhà. Mọi công việc của giáo xứ sẽ được truyền đạt tới giáo dân thông qua ban chức việc. Ông Lick, giáo dân làng Piơm, thị trấn Đăk Đoa cho biết, với sự hướng dẫn của linh mục, nhà ai làm nghi lễ tôn giáo tại nhà đó, vẫn đảm bảo sự linh thiêng và đức tin tôn giáo:

Ông Lick nói: “Linh mục giảng bài phòng dịch corona, chiếu phim có nội dung uyên truyền của cán bộ. Hiện nay chúng tôi thay đổi, không đi lễ nữa, không tập trung đông người, mỗi người vì mọi người. Như vậy rất tốt, đó là chủ trương đúng đắn. Đối với giáo xứ cũng rất chấp hành. Lòng tin tôn giáo của gia đình tôi không thay đổi.”

“Chống dịch như chống giặc” - cuộc chiến chống dịch Covid-19 ở huyện Đăk Đoa đã quy tụ được sự đồng lòng của cả xã hội, dù người Kinh hay người Thượng, người có đạo hay không có đạo. Tài liệu tuyên truyền phòng, chống dịch thực hiện sinh động bằng 3 thứ tiếng Kinh, Ba Na, Jrai trao tới từng nhà, và trên các trang mạng xã hội zalo, facebook của các hội, đoàn thể. Mặt trận Tổ quốc huyện phối hợp với các chức sắc, chức việc tôn giáo, già làng, người uy tín liên tục phổ biến, hướng dẫn cách phòng dịch tới từng thôn làng, từng gia đình. Đồng thời các đoàn hội ở địa phương đã cấp phát gần 6.000 khẩu trang, 500 bánh xà phòng và 300 lọ dung dịch sát khuẩn cho bà con các dân tộc Ba Na và Jrai.

Hiểu về cuộc chiến với dịch Covid-19, bà con thực hiện tốt việc cách ly xã hội, tự nguyện hoãn gần 20 đám cưới, hăng hái ủng hộ tiền và vật chất cho tuyến đầu chống dịch. Ông Đinh Ơng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện Đăk Đoa cho biết, nhân dân các dân tộc, các tôn giáo ở Đăk Đoa đã thực sự kết thành một khối đoàn kết phòng, chống dịch.

"Trước đây thời chiến, bà con đồng lòng chống giặc. Hiện nay, qua theo dõi, vận động, chúng tôi thấy sự đoàn kết cao trong cộng đồng, không phân biệt tôn giáo hay không tôn giáo. Thấy rõ được chúng ta đã khơi lại được lòng tự hào dân tộc, sự đoàn kết một lòng chống dịch", ông Đinh Ơng nói.

Dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp ở nước ta. Biết khơi dậy tình đoàn kết các dân tộc, tôn giáo như ở huyện Đăk Đoa, Gia Lai, chắc chắn cả xã hội sẽ cùng ngăn chặn thành công sự lây nhiễm virus SARS-CoV-2./.

Theo VOV

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản