Tin mới

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang giải cứu nông sản, thực hiện “Chuyến xe 0 đồng”

(Mặt trận) - Trướctình hình dịch Covid-19 trên địa bàntỉnh Kiên Giang còn diễn biến phức tạp,để kịp thời giúp đỡ, hỗ trợ các lực lượng tuyến đầu chống dịch, nơi cách ly, người dân khu vực phong tỏa và người gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh,Giáo hội Phật giáo Việt Namtỉnh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực.

Thanh Sơn tập trung thực hiện chính sách người dân tộc

Hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi tại xã biên giới Bạch Đích

Đời sống đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng ngày càng khởi sắc

Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Kiên Giang (thứ 2 từ phải sang), tặng quà bà con tại khu phong tỏa ở thành phố Rạch Giá.

Do giãn cách xã hội phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh kéo dài, thương lái thu mua không có, lại ngay vào thời điểm thu hoạch, nên nhiều hộ dân không tìm được đầu ra cho nông sản. Trong đó, huyện Giồng Riềng là một trong những địa phương có hàng trăm tấn nông sản, như khoai lang, dưa leo, khổ qua, mướp, bí đao..., không tiêu thụ được, người dân có nguy cơ mất trắng. Trước tình trạng này, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Công an huyện Giồng Riềng tổ chức thu mua và tiêu thụ nông sản giúp nông dân, với phương thức Công an huyện là đơn vị chủ công, kết nối các mặt hàng nông sản và Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh là đơn vị thu mua. 

Sau khi thu mua nông sản, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh tổ chức các “Chuyến xe 0 đồng", chở nông sản đến hỗ trợ các khu cách ly, khu phong tỏa, các bếp ăn từ thiện; đồng thời tổ chức phát quà tại các điểm chốt, các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, các cá nhân tại thành phố Rạch Giá có nhu cầu mua nông sản ủng hộ nông dân, cũng sẽ được các tăng, ni, phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh giao hàng miễn phí đến tận nơi với mức giá bằng giá đã thu mua. Điều này đã giúp cho nông sản được đến tay người tiêu dùng, hạn chế người dân ra khỏi nhà, góp phần thực hiện tốt Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Qua triển khai thực hiện, đến nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh và Quỹ “Phật giáo với cuộc sống" của chùa Thập Phương, thành phố Rạch Giá, đã giúp nông dân huyện Giồng Riềng tiêu thụ 180 tấn nông sản.

Bên cạnh giải cứu nông sản, các tăng, ni của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh cũng đã và đang tham gia cùng với lực lượng chức năng và đội ngũ y, bác sĩ lấy mẫu test Covid-19 trong cộng đồng;tích cực thực hiện và lan tỏa phong trào bữa cơm yêu thương trong vùng tâm dịch. Hiện nay, trên địa bàn thành phố Rạch Giá có tổng số 14 bếp ăn từ thiện, phục vụ ăn sáng cho các chốt trực và khu cách ly với hơn 150.000 suất/ngày. Trong đó, bếp ăn Tâm Từ của “Quỹ Phật giáo với cuộc sống" cung cấp gần 3.000 suất/ngày. Các bếp ăn từ thiện chính là tinh thần đoàn kết “tương thân tương ái", sẻ chia với người dân đang chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh.

Thời gian tới, để vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở thờ tự, vừa có thể thực hiện công tác thiện nguyện, Thượng tọa Thích Minh Nhẫn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự, kiêm Trưởng ban Tăng sự Phật giáo tỉnh, yêu cầu tất cả tăng, ni, phật tử trong tỉnh thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế; các chỉ thị, quy định về công tác phòng, chống dịch tại các cơ sở thờ tự trong tỉnh, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan.

Tiếp tục phát huy hiệu quả, lan tỏa tinh thần “tương thân tương ái" qua các hoạt động “Chuyến xe 0 đồng", giải cứu nông sản, bếp ăn từ thiện... Công tác từ thiện cần được tổ chức và thực hiện tập trung, không được tự phát, trong đó phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng, tránh ảnh hưởng tới công tác phòng, chống dịch tại địa phương. Ban trị sự Phật giáo các huyện, thành phố cần phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trong việc trao quà đến các hộ nghèo, hộ khó khăn, đảm bảo đúng đối tượng. Đồng thời, quan tâm đến các tự viện, nhất là các tự viện Phật giáo Nam tông Khmer, nếu gặp khó khăn về đời sống và nhu yếu phẩm thì phải huy động hỗ trợ ngay, không để tăng, ni hay các tự viện gặp khó khăn về lương thực, thực phẩm. Tiếp tục động viên, khích lệ tăng, ni góp sức cùng lực lượng tuyến đầu chống dịch, nhất là tham gia lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 trong cộng đồng. Đồng thời, có hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời, tạo sức lan tỏa, gắn kết tăng, ni với công tác an sinh xã hội, góp phần cùng với địa phương chiến thắng đại dịch Covid-19.

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản