Tin mới

Góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc

(Mặt trận) -Tổ dân phố Hợp Xuân, thị trấn Tằng Loỏng, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có gần 100 hộ, khoảng 70% là đồng bào công giáo. Cách đây gần 10 năm, hầu hết các hộ ở Hợp Xuân sinh sống tại thôn Khe Khoang, thị trấn Tằng Loỏng bị ảnh hưởng bởi sản xuất công nghiệp. Trước thực trạng đó, chính quyền đã bố trí quỹ đất tái định cư tại Khe Khoang để người dân chuyển tới đây sinh sống.

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Ngoài đất ở và các công trình công cộng, các hộ công giáo ở tổ dân phố Hợp Xuân còn được bố trí quỹ đất để xây dựng điểm sinh hoạt tôn giáo với diện tích lên tới hàng nghìn m2. Ông Đoàn Xuân Bổ, Thư ký Ban hành giáo, Giáo họ Tằng Loỏng cho biết: Năm 2007, giáo họ được công nhận, cùng một số hộ công giáo tại xã Phú Nhuận đang sinh hoạt tại đây. Giáo họ hiện có 114 hộ với 325 nhân khẩu. Nhận được sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, các hộ tại Giáo họ Tằng Loỏng chăm lo sản xuất, tích cực lao động, sống phúc âm, gương mẫu, “kính Chúa yêu nước”.

 Trung tâm Trợ giúp pháp lý tuyên truyền pháp luật tại huyện Văn Bàn. (Ảnh chụp trước ngày 27/4/2021)

Không chỉ có Giáo họ Tằng Loỏng, hơn 9.000 hộ thuộc 20 giáo họ trên địa bàn tỉnh Lào Cai đều thể hiện tinh thần sống “tốt đời, đẹp đạo”, “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, có nhiều đóng góp với cộng đồng xã hội, với địa phương.

Thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và hướng dẫn thi hành tại Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ, trong những năm qua, việc nâng cao nhận thức về chính sách, công tác quản lý nhà nước về tôn giáo của các cấp ủy đảng, chính quyền đã được nâng lên rõ rệt, qua đó tạo sự tin tưởng của các chức sắc, tín đồ tôn giáo, sự đồng thuận trong cộng đồng những người theo tín ngưỡng, tôn giáo đối với chủ trương của Đảng, công tác quản lý của Nhà nước về tôn giáo. Để Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đi vào đời sống, công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung luật và các văn bản liên quan của các cấp, các ngành, các tổ chức được chú trọng.

Theo báo cáo của hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp, từ khi luật được thi hành, đến nay tỉnh Lào Cai đã tổ chức 4 hội nghị cho 160 cán bộ cấp tỉnh, cấp huyện làm công tác tôn giáo, 175 chức sắc, chức việc đang hoạt động tôn giáo với gần 400 người đại diện, giúp việc tôn giáo trên địa bàn tỉnh tham gia; tổ chức hơn 1.500 lượt tiếp xúc, tuyên truyền, phổ biến Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 của Chính phủ cho tín đồ các tôn giáo. Cùng với đó, UBND cấp huyện cũng tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung này cho hàng nghìn lượt cán bộ cơ sở, tín đồ tôn giáo thông qua các hội nghị chuyên đề và tuyên truyền lồng ghép tại các hội nghị tập huấn cho báo cáo viên, các buổi họp thôn, tổ dân phố...

Tỉnh Lào Cai hiện có 3 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, gồm Phật giáo, Công giáo, đạo Tin lành và một số hội nhóm, tổ chức tôn giáo khác với hơn 49.000 tín đồ. Về các hình thức tín ngưỡng, toàn tỉnh có 41 cơ sở thờ tự tín ngưỡng thờ mẫu, thờ người có công với đất nước, thờ cộng đồng, trong đó 31 cơ sở thờ tự tín ngưỡng đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia.

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, thông qua triển khai thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, các tổ chức tôn giáo hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích và quy định của pháp luật. Việc đăng ký, bổ nhiệm, thuyên chuyển nơi hoạt động cho chức sắc, nhà tu hành; thành lập chia tách tổ chức trực thuộc, thông báo danh mục hoạt động tôn giáo; thực hiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; thành lập, chia tách, sáp nhập tổ chức tôn giáo, bổ nhiệm, phong phẩm, chức sắc, chức việc tôn giáo... được thực hiện theo đúng hướng dẫn, quy định. Từ năm 2018 đến nay, UBND cấp xã cấp đăng ký sinh hoạt tập trung cho 3 nhóm đạo Tin lành đã được công nhận hoạt động; chấp thuận thành lập mới Ban trị sự Giáo hội Phật giáo huyện Bảo Thắng; 46 người phong sắc, phong phẩm; 28 chức sắc, nhà tu hành thuyên chuyển nơi hoạt động tôn giáo…

Thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162 của Chính phủ, tỉnh Lào Cai không có điểm nóng về tôn giáo, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân được đảm bảo, công tác chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào tôn giáo được chú trọng. Đồng bào công giáo tiếp tục có nhiều đóng góp trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, qua đó khối đoàn kết toàn dân tộc được củng cố, chăm lo, tạo sức mạnh tổng hợp xây dựng tỉnh Lào Cai ngày càng giàu mạnh.

Hà An

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản