Tin mới

Huyện Yên Lập: Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Những năm qua, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.

Đời sống của đồng bào Chăm ở Tánh Linh ngày càng nâng cao

Sức sống mới ở các thôn, làng đồng bào DTTS huyện Sa Thầy

Hiệu quả Chương trình MTQG 1719 ở tỉnh Thái Nguyên

 Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh tế cao.

Yên Lập là huyện miền núi có 17 đơn vị hành chính với dân số hơn 97.500 người, trong đó có trên 80% là người DTTS. Từ đầu năm đến nay, huyện đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực dạy và đào tạo nghề. Theo đó, huyện đã phối hợp với các đơn vị chức năng mở 3 lớp dạy nghề cho 105 lao động nông thôn, tập trung chủ yếu là các ngành nghề nông nghiệp, phi nông nghiệp như: Nuôi và phòng trị bệnh cho lợn, gà; sửa chữa máy nông nghiệp ở các xã: Xuân An, Mỹ Lương, Lương Sơn; tuyển sinh, hoàn thiện hồ sơ 6 lớp cho 210 học viên đào tạo nghề theo Chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào DTTS và miền núi; tiếp tục đào tạo nghề theo chương trình liên kết của 13 lớp trung cấp, đại học cho 364 học viên.

Qua thống kê, theo dõi cho thấy, có 85% số lao động sau khi tốt nghiệp được tư vấn, giới thiệu, hướng nghiệp và tiếp cận các thị trường thông qua sàn giao dịch việc làm. Nhiều học viên đã mở dịch vụ tại địa phương, phục vụ nhu cầu Nhân dân như: Xưởng cơ khí, cửa hàng sửa chữa máy móc, xưởng may...

Là một trong những hộ thoát nghèo nhờ các kiến thức từ lớp đào tạo nghề nông nghiệp tại địa phương, bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh đến nay đã chăn nuôi ổn định và mở rộng quy mô nuôi hơn 100 lợn rừng. Bà Huyền chia sẻ: “Nhờ sự định hướng, quan tâm hỗ trợ kiến thức, kỹ năng về chăm sóc, phòng trị bệnh cho lợn cùng kinh nghiệm tích lũy nhiều năm từ thực tế, hiện gia đình tôi đã nuôi thành công giống lợn rừng, cung cấp thực phẩm sạch cho các thương lái trong, ngoài huyện. Hiện nay, lợn rừng có giá dao động 130- 140 đồng/kg, cao gấp 2 lần so với lợn thương phẩm thông thường. Trung bình mỗi năm gia đình tôi xuất bán khoảng 100 con, cho thu nhập trên 200 triệu đồng”.

Bên cạnh hoạt động đào tạo nghề, thời gian qua, các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, tuyển sinh, định hướng nghề nghiệp cho người dân đồng bào vùng DTTS được huyện triển khai tích cực. Huyện đã phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm - Giáo dục nghề nghiệp tỉnh tổ chức các phiên giao dịch, ngày hội việc làm. Thông qua các chương trình đã hỗ trợ hàng nghìn lao động và thanh niên tiếp cận được thông tin thị trường lao động để lựa chọn công việc phù hợp, có việc làm ổn định sau đó. Ngoài ra, các hoạt động kết nối đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp, đơn vị được cấp phép đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo quy định... mang đến cơ hội cho các thanh niên, học sinh, lao động trẻ trên địa bàn có nhu cầu được tiếp cận.

Nhờ chú trọng thực hiện chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đồng bào DTTS, trên địa bàn huyện đã có hàng nghìn lao động ở các thôn, xóm được đào tạo nghề với nhiều ngành nghề sát với nhu cầu thực tiễn của địa phương cũng như của người dân. Đồng chí Đinh Công Thường - Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện cho biết: Hiện nay, huyện có khoảng 58.000 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60% tổng dân số. Trong 9 tháng của năm 2024, huyện đã có thêm gần 500 người có việc làm, nâng tỷ lệ lao động có việc làm ổn định lên 85%. Ngoài ra, tỷ lệ lao động qua đào tạo và truyền nghề của huyện đạt 67%, trong đó lao động qua đào tạo được cấp chứng chỉ nghề từ 3 tháng trở lên đạt 31%.

Thời gian tới, huyện tiếp tục triển khai nhiều biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững cho người dân nói chung, đồng bào DTTS nói riêng; chủ động phối hợp với các xã, thị trấn khảo sát, điều tra chất lượng nguồn nhân lực, nhu cầu học nghề của lực lượng lao động nông thôn; xây dựng kế hoạch đào tạo nghề theo nhu cầu của người lao động và thị trường lao động; thực hiện tốt các chính sách khuyến khích hỗ trợ học nghề đối với lao động nông thôn, lao động là đồng bào DTTS; phối hợp các trường nghề nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo nghề gắn với tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

M.Phương

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản