Tin mới

Lâm Đồng chú trọng phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Là địa phương có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và công tác vận động, hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững luôn được cấp ủy, chính quyền tỉnh Lâm Đồng đặc biệt quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước phù hợp với thực tiễn và nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Qua đó, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân vùng DTTS, thu hẹp dần khoảng cách giàu nghèo giữa các dân tộc và các địa phương trong tỉnh. 

Ninh Thuận: Tháo gỡ điểm nghẽn, thực hiện tốt chính sách dân tộc

Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Dũng giám sát việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia tại tỉnh Trà Vinh

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đắk Hà

 Người dân vùng đồng bào DTTS chung tay xây dựng nông thôn mới.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành 2 nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng; chỉ đạo các địa phương, đơn vị tăng cường công tác phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ công tác dân tộc, công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS; thực hiện đồng bộ và hiệu quả các nhiệm vụ, nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Ưu tiên phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã, kinh tế tư nhân; từng bước gắn sản xuất với chế biến, kết nối thị trường, tạo chuỗi giá trị, gia tăng giá trị nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế và phù hợp với đặc thù của các địa phương vùng đồng bào DTTS. 

Hằng năm, HĐND tỉnh đều ban hành các nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội; UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch, cơ chế chính sách liên quan đến các chương trình, dự án đầu tư trong vùng đồng bào DTTS. Hệ thống công tác dân vận và chính quyền các cấp đã cụ thể hóa các chủ trương, chính sách về công tác dân tộc của Trung ương thành các chương trình, chính sách phù hợp với tình hình thực tiễn, nguyện vọng của đồng bào DTTS. Cơ sở hạ tầng phát triển sản xuất và dân sinh vùng DTTS trên địa bàn tỉnh được quan tâm đầu tư ngày càng đồng bộ, hạ tầng giao thông, điện, nước được đầu tư, mở rộng đã thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân vùng đồng bào DTTS. Hạ tầng thiết yếu phục vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thông tin được đầu tư đồng bộ, chất lượng và mức độ thụ hưởng trực tiếp cho người dân trên địa bàn được tăng lên. 

 Công tác dân vận trong vùng đồng bào DTTS được quan tâm thực hiện thời gian qua.

Cùng với việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, các cấp, các ngành của tỉnh đã lồng ghép các chương trình, nguồn vốn để hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển sản xuất, đa dạng hoá sinh kế. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở tập trung đổi mới nội dung, phương thức hoạt động hướng về cơ sở, vùng đồng bào DTTS; phối hợp phát động các cuộc vận động, các phong trào thi đua như: “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới”, “Chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”, Cuộc vận động “Xây dựng nông mới, đô thị văn minh” gắn với thực hiện các phong trào thi đua yêu nước. Cùng với đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống công tác dân vận triển khai có hiệu quả các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trong vùng đồng bào DTTS. Nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” với cách làm hay, ý tưởng sáng tạo trong đồng bào DTTS đã thực sự cho thấy vai trò là cầu nối ý Đảng - lòng dân của công tác dân vận, tạo ra sức lan tỏa trong cộng đồng. 

Nhờ “Dân vận khéo”, sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống của đồng bào DTTS ngày càng khá hơn. Nhận thức của đồng bào DTTS đã từng bước thay đổi, biết tận dụng đất đai, lao động, ứng dụng công nghệ, các điều kiện khác để đầu tư phát triển sản xuất, đa dạng về giống cây trồng, vật nuôi; giảm bớt tính ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước; thay đổi tập quán sản xuất từ tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, học hỏi, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất và đời sống; chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với tình hình thực tế địa phương. 

Giai đoạn 2013-2023, toàn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng được 3.575 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực. Có 6 mô hình được Thủ tướng Chính phủ khen thưởng, có 214 mô hình được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen. Trong các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” đó, nhiều tấm gương, mô hình, điển hình “Dân vận khéo” làm kinh tế giỏi của đồng bào DTTS đã được tôn vinh, được ghi nhận và đánh giá cao với thu nhập bình quân hàng năm từ 200 đến 450 triệu đồng, giải quyết việc làm cho con em đồng bào DTTS tại chỗ. Điển hình là Mô hình “Hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo” do UBND tỉnh triển khai đã được tất cả các sở, ngành cấp tỉnh, Mặt trận, đoàn thể và các địa phương trong tỉnh đồng lòng hưởng ứng và thực hiện có hiệu quả. Đây là cách làm mới, sáng tạo, thông qua việc các ngành phối hợp với địa phương cơ sở khảo sát, lựa chọn các hộ nghèo có nguyện vọng và chủ động đăng ký nội dung hỗ trợ phù hợp để lập danh sách hỗ trợ sinh kế cụ thể. Từ đó, khơi dậy tính chủ động, tự chủ trong việc tạo sinh kế cho bản thân và gia đình, phát huy quyền làm chủ và khơi dậy tính tích cực, ý chí tự lực, giúp đồng bào nỗ lực vươn lên, thay đổi cách nghĩ, cách làm, biết cách làm ăn, tích lũy để cải thiện cuộc sống. Nhiều hộ đã có cuộc sống và thu nhập ổn định nhờ được hỗ trợ vốn và kỹ thuật trồng dâu, nuôi tằm, chăn nuôi trong chuồng trại, trồng lagim...

Không chỉ đầu tư phát triển sản xuất, tại các vùng đồng bào DTTS của tỉnh, nhiều hộ gia đình, cộng đồng dân cư đã biết phát huy các giá trị văn hoá, ngành nghề thủ công của dân tộc mình để bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc gắn với kinh doanh dịch vụ du lịch phát triển kinh tế địa phương như: mô hình Câu lạc bộ Cồng chiêng; duy trì và phát triển nghề dệt thổ cẩm, trang phục truyền thống, đồ trang sức... Nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS đã triển khai thực hiện tốt các mô hình “Gia đình không có người sinh con thứ 3 trở lên”; “Phụ nữ DTTS không bạo lực gia đình”; mô hình 4 không “Không hôn nhân cận huyết thống, không tảo hôn, không thách cưới và không vay nặng lãi”, “Thực hiện nếp sống văn hóa trong việc cưới, việc tang”... và nhiều mô hình, điển hình, tấm gương tiêu biểu trong Phong trào “Dân vận khéo” đã lan tỏa sâu rộng, góp phần tích cực trong việc xóa bỏ dần các hủ tục, thực hiện nếp sống văn minh, phát huy bản sắc văn hoá của từng dân tộc; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác dân vận, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh.

Với tinh thần lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt thực hiện các chính sách dân tộc sát với điều kiện thực tế địa phương của tỉnh, công tác dân vận được các cấp, các ngành nhận thức một cách sâu sắc và phối hợp đồng bộ, sự tham gia tích cực của người dân, kinh tế - xã hội Lâm Đồng phát triển khá, vùng DTTS trên địa bàn tỉnh đã có nhiều khởi sắc, sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển. Tăng trưởng GRDP bình quân nữa nhiệm kỳ đạt 7,35%; GRDP bình quân đầu người đạt trên 80 triệu đồng. Toàn tỉnh có 107/111 xã (96,4%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó: 33 xã nông thôn mới nâng cao và 9 xã nông thôn mới kiểu mẫu; 5 huyện đạt chuẩn nông thôn mới: Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Lâm Hà; 2 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Có 75/77 xã vùng DTTS đạt chuẩn nông thôn mới; 45/49 xã và 80/129 thôn đặc biệt khó khăn đã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn III. 

Các cấp, các ngành, địa phương đã chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về mọi mặt cho đồng bào DTTS. Hiệu quả của các chính sách đầu tư vùng đồng bào DTTS thời gian qua đã góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn vùng DTTS; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào ngày càng được cải thiện, nâng cao; nhiều hộ đã biết ứng dụng công nghệ cao, liên kết trong sản xuất nông nghiệp, chế biến sản phẩm, quảng bá, tiếp cận thị trường... để nâng cao giá trị sản xuất, vươn lên làm giàu. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo giảm mạnh; văn hóa truyền thống của các dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh được giữ vững, niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước ngày càng củng cố và tăng cường.

Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 976.334 ha với 12 đơn vị hành chính cấp huyện, 142 đơn vị hành chính cấp xã và 1.376 thôn, tổ dân phố. Trong đó có 78 xã và 478 thôn, tổ dân phố vùng đồng bào DTTS. Dân số toàn tỉnh trên 1,3 triệu người với 47 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó, đồng bào DTTS gần 340 nghìn người, chiếm khoảng 23% dân số toàn tỉnh.

T.L

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản