Tin mới

Lan toả tinh thần “tốt đời, đẹp đạo”

(Mặt trận) -Các tôn giáo tỉnh Tây Ninh tích cực tham gia vào công tác từ thiện, dẫn đầu trong việc hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn. Ðược sự vận động của Mặt trận, tổ chức, cá nhân trong các tôn giáo đã đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người nghèo, neo đơn, khuyết tật.

Những ngôi nhà “Ý Đảng, lòng dân” ở huyện Mường Lát

Bình Phước: Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

 Ban Ðại diện Hội thánh Cao Ðài Tây Ninh cùng Ban cai quản các họ đạo thăm, tặng quà các lực lượng phòng, chống dịch trên biên giới
(Ảnh: Cao Ðài TV)

Thời gian qua, đồng bào các tôn giáo trong tỉnh Tây Ninh luôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các tổ chức tôn giáo được các cấp chính quyền và Mặt trận Tổ quốc tạo điều kiện thuận lợi trong các hoạt động thường xuyên, nhất là lễ trọng. Chức sắc, tín đồ các tôn giáo luôn thể hiện tinh thần yêu nước, lòng tin vào Ðảng, Nhà nước, gắn bó trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, với tôn chỉ “Nước vinh - Ðạo sáng”, đồng hành cùng dân tộc.

Không ồn ào, nhưng hiệu quả

Không chỉ chấp hành nghiêm quy định phòng, chống dịch bệnh, nhiều vị chức sắc, chức việc đại diện các tôn giáo còn tích cực tham gia chống dịch cùng với chính quyền địa phương. Hưởng ứng lời kêu gọi, vận động của Uỷ ban MTTQVN tỉnh Tây Ninh, các tổ chức, cá nhân tôn giáo tích cực đồng hành cùng các cấp chính quyền và Mặt trận trong việc ủng hộ phòng chống dịch. Ðồng bào theo đạo thầm lặng đóng góp nhiều của cải, tài lực, vật lực; việc thiện không ồn ào nhưng hiệu quả.

Ðến thời điểm này, tổng số tiền đồng bào có đạo đóng góp cho việc phòng, chống dịch lên đến nhiều tỷ đồng. Nhiều họ đạo (theo khu vực) vận chuyển hàng tấn rau xanh, phần ăn hằng ngày cho những vùng đang giãn cách xã hội.

Các tổ chức tôn giáo, tôn giáo trực thuộc trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã và đang phát huy giá trị tốt đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, cùng nhân dân, chính đóng góp các nguồn lực phục vụ nhiệm vụ phòng, chống dịch với nhiều hình thức như hỗ trợ tiền mặt, lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân các vùng phong toả, vùng bị cách ly và các chốt phòng chống dịch, các đồn biên phòng.

Theo thông tin của Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ), tính riêng quý III, số tiền các tôn giáo ủng hộ phòng, chống dịch là gần 2,8 tỷ đồng và đóng góp 160 triệu đồng vào Quỹ vaccine Covid-19, 13 người là nhà tu hành, tín đồ tham gia công tác phòng, chống dịch.

“Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giữa người có đạo với người không có đạo, giữa những người có đạo với nhau, giữa chính quyền với các tôn giáo, được nhìn nhận là một thành công lớn ở Tây Ninh.

Nhiều địa phương khác trong cả nước cũng từng đến Tây Ninh tham khảo, học tập kinh nghiệm để làm tốt nhiệm vụ này”- đại diện Ban Dân chủ - Pháp luật, Dân tộc và Tôn giáo thuộc Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh cho biết.

Ðơn cử, trong tháng 8 âm lịch, nhân dịp đạo Cao Ðài kính mừng Ðại lễ Hội yến Diêu Trì cung, lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành đều đến chúc mừng, tặng quà. Hội yến Diêu Trì cung là một lễ hội lớn của tôn giáo Cao Ðài, trong điều kiện bình thường, lễ hội này thu hút hàng vạn đồng bào có đạo, du khách tề tựu về Tây Ninh. Năm nay, do ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh Covid- 19, lễ hội này không diễn ra như thông lệ.

Các tôn giáo trên địa bàn tỉnh có sự đoàn kết chặt chẽ. Các phong trào thể thao, ngày hội lớn của đất nước, các tổ chức tôn giáo đều tham gia, hoà mình vào đời sống chung của xã hội. Ðặc biệt, các tôn giáo trên địa bàn tỉnh tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” do Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Tây Ninh phát động và phối hợp các ngành thực hiện.

Qua công tác tuyên truyền, đồng bào các tôn giáo nhận thức rõ hơn về chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo quan tâm hơn đến chính trị, kinh tế của đất nước và tìm hiểu về các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.

Hiệu quả của công tác tuyên truyền vận động góp phần phát huy các giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo trong xã hội, xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư, phát huy vai trò của các tôn giáo trong việc tham gia xã hội hoá hoạt động y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo ở cơ sở.

Phát huy vai trò của các vị chức sắc, nhà tu hành, người tiêu biểu trong các tôn giáo tham gia các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội. Ðồng bào các tôn giáo trên địa bàn huyện ngày càng gắn bó, đồng hành cùng dân tộc, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong khoảng 5 năm qua, các tổ chức, cá nhân tôn giáo đã đóng góp hỗ trợ cho Mặt trận địa phương xây 84 căn nhà đại đoàn kết với tổng trị giá 3,54 tỷ đồng, 8 căn nhà tình thương trị giá 325,8 triệu đồng, hàng chục căn nhà khác của người nghèo được các tổ chức tôn giáo sửa chữa, nâng cấp.

Các tổ chức tôn giáo cơ sở đồng hành cùng địa phương trong nhiều mặt công tác, đã hỗ trợ tiền, nhân lực để lắp đặt bóng đèn chiếu sáng, camera an ninh trên 31 tuyến đường, tổng trị giá hơn 5 tỷ đồng.

Lãnh đạo các tổ chức tôn giáo vận động tín đồ cùng với địa phương thực hiện 7 tuyến đường hoa, với tổng chiều dài 550m, gồm nhiều loại hoa kiểng làm đẹp cảnh quan, môi trường. Nhiều cá nhân, tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, tín đồ tham gia làm đường, nâng cấp, tu bổ sửa chữa 130km đường giao thông nông thôn.

Hơn 6.000 lượt chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo tham gia các đợt ra quân làm công tác dân vận, tham gia dọn dẹp hơn 220 tuyến đường giao thông nông thôn, tổng chiều dài 330km...

Những nghĩa cử cao đẹp của tín đồ tôn giáo theo giáo lý của mình, biết hy sinh và phụng sự cho xã hội. Hưởng ứng vận động của Mặt trận các cấp, có 63 cá nhân, tổ chức tôn giáo hiến đất làm đường giao thông, tổng diện tích 22.330m2 trị giá khoảng 2,94 tỷ đồng, một tín đồ Cao Ðài hiến 504m2 làm nhà văn hoá ấp và 1.800m2 đất làm đường vào nghĩa trang, tổng trị giá gần 300 triệu đồng.

Các tôn giáo tích cực tham gia vào công tác từ thiện, dẫn đầu trong việc hỗ trợ cho các hoàn cảnh khó khăn. Ðược sự vận động của Mặt trận, tổ chức, cá nhân trong các tôn giáo đã đẩy mạnh các hoạt động chăm lo cho người nghèo, neo đơn, khuyết tật.

 Ðồng bào theo đạo Công giáo ở huyện Châu Thành (Tây Ninh) chia sẻ khó khăn với người có hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch Covid-19.

Bảo vệ môi trường, hỗ trợ người nghèo

Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường là một nét vừa độc đáo vừa thú vị lại vừa mang tính thời sự ở Tây Ninh. Ðến nay, toàn tỉnh có sáu mô hình “Tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu” thuộc các tổ chức tôn giáo đang hoạt động.

Từng tôn giáo, tuỳ vào đặc điểm giáo lý, giáo luật của tôn giáo mà có những hoạt động phù hợp, cụ thể và thiết thực để tham gia thực hiện. Các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh phối hợp Mặt trận và các ngành chức năng xây dựng được mô hình thiết thực, hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường ở cộng đồng.

Nhằm phát huy hiệu quả bảo vệ môi trường, xây dựng khu dân cư sáng, xanh, sạch đẹp trong cộng đồng dân tộc, tôn giáo, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh Tây Ninh tiếp tục nhân rộng mô hình bảo vệ môi trường trong đồng bào tôn giáo tại khu vực Thánh đường Hồi giáo Islam ở phường 1, TP. Tây Ninh; phát huy vai trò của MTTQ xã vận động chức sắc, chức việc, tín đồ trong tôn giáo Cao Ðài đăng ký thu gom rác thải với HTX thu gom rác; thực hiện tuyến đường xanh, sạch, đẹp, vận động đồng bào các tôn giáo tham gia thực hiện mô hình môi trường xanh, sạch, đẹp...

Không chỉ môi trường, các tổ chức tôn giáo ở Tây Ninh còn tích cực tham gia phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, tuyên truyền phòng, chống tội phạm, các tệ nạn xã hội, không vi phạm quy định của pháp luật về an toàn giao thông.

Có thể đơn cử một số mô hình tiêu biểu, như: “Họ đạo Cao Ðài tự phòng, tự quản về an ninh trật tự”, “Xứ đạo an toàn về an ninh trật tự”, “Vận động đồng bào các tôn giáo không tham gia mua, bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép chất ma tuý”...

Hoạt động các tôn giáo luôn gắn liền với công tác an sinh xã hội. Ðược sự vận động của Mặt trận các cấp  và chính quyền địa phương, các tổ chức tôn giáo thực hiện mô hình giúp khó trợ nghèo, góp phần cùng địa phương trong công tác giảm nghèo và chăm lo cho các đối tượng yếu thế, như mô hình “Vận động đồng bào các tôn giáo tham gia thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững”, “Ngày chia sẻ thiện tâm” hoặc các mô hình cơ sở tôn giáo nhận nuôi dưỡng người già neo đơn và trợ cấp hằng tháng…

Những mô hình trên đã huy động được các tầng lớp nhân dân nói chung, đồng bào theo đạo nói riêng thực hiện tốt các mục tiêu, yêu cầu và nội dung mà cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã phát động, góp phần đem lại cuộc sống bình yên, tốt đời đẹp đạo, no ấm cho mọi người, mọi nhà.

Phương Thuý – Viết Thắng – Báo Tây Ninh Online

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản