Tin mới

Mở hướng phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Hòa Bình

(Mặt trận) -Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (ĐBDTTS& MN) giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 - 2025. Việc phê duyệt chương trình là sự cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Chính phủ về công tác dân tộc; vừa là giải pháp để phát triển KT-XH, vừa là tích hợp các chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước, đáp ứng mong đợi của ĐBDTTS.

Những ngôi nhà “Ý Đảng, lòng dân” ở huyện Mường Lát

Bình Phước: Biến Chương trình mục tiêu quốc gia thành động lực mạnh mẽ phát triển KTXH bền vững

Chư Prông đầu tư nguồn lực kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo

 Nhiều mô hình nông nghiệp góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS tỉnh Hoà Bình

Chương trình có 10 dự án thành phần, gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng ĐBDTTS&MN và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc; phát triển GD&ĐT nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch; chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng ĐBDTTS& MN, kiểm tra, giám sát đánh giá việc tổ chức thực hiện chương trình.

Hòa Bình có 145/151 xã, phường, thị trấn thuộc vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển trên địa bàn giai đoạn 2021-2025, với 59 xã khu vực III; 12 xã khu vực II, 74 xã khu vực I và 86 thôn, xóm đặc biệt khó khăn (ĐBKK) thuộc các xã khu vực II, khu vực I. Những năm qua, tỉnh đã ưu tiên bố trí nguồn nhân lực từ các chương trình, dự án đầu tư cho vùng DTTS, nhất là các địa bàn ĐBKK. Qua đó tác động sâu sắc đến đời sống đồng bào, tạo lực đẩy cho vùng DTTS phát triển, dần thu hẹp khoảng cách với vùng miền. Bộ mặt nông thôn miền núi có nhiều đổi thay tích cực. Tuy nhiên, theo khảo sát, đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh, do xuất phát điểm thấp nên đến nay, ĐBDTTS ở khu vực thôn, xã ĐBKK hạ tầng KT-XH còn nhiều hạn chế, kinh tế chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp, chưa mang tính hàng hóa. Đời sống của Nhân dân chưa thực sự đảm bảo, thiếu tính bền vững, chưa có nhiều điều kiện, cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng nguy cơ tái nghèo cao, chất lượng nguồn nhân lực thấp, đội ngũ cán bộ còn nhiều bất cập. Bên cạnh đó, vùng DTTS còn một số hạn chế về bình đẳng giới; vẫn tồn tại hủ tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, tai - tệ nạn xã hội; khoảng cách phát triển KT-XH giữa vùng thuận lợi và vùng khó khăn trong ĐBDTTS, giữa ĐBDTTS với người Kinh chưa được rút ngắn...

Từ thực tế trên, việc xây dựng và thông qua đề án thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng ĐBDTTS&MN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình có ý nghĩa hết sức quan trọng và cấp thiết, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững; củng cố, nâng cao niềm tin của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước.

Theo đó, khi triển khai 10 dự án thành phần giai đoạn 2021 - 2025 nhằm đạt các mục tiêu: Thu nhập bình quân của người DTTS tăng trên 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 2,5 - 3% (các xã ĐBKK giảm từ 4 - 4,5%); phấn đấu 50% xã, thôn ra khỏi địa bàn ĐBKK. 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông xi măng; 90% thôn, xóm có đường giao thông từ xã đến thôn, xóm được cứng hóa. 100% trường, lớp học, trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% xã có điểm cung cấp dịch vụ internet công cộng... Từng bước quy hoạch, sắp xếp, di dời, bố trí hộ DTTS đang cư trú phân tán nhỏ lẻ tại các khu vực xa xôi, hẻo lánh, nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở; xóa bỏ hoàn toàn nhà tạm, dột nát. Ngoài ra, thực hiện đề án cũng nhằm đạt các mục tiêu rất quan trọng về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, đào tạo nghề, bảo tồn và phát triển các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; đào tạo, quy hoạch, xây dựng đội ngũ cán bộ người DTTS...

Bình Giang

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản