Tin mới

Mường Ảng: Chăm lo đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

(Mặt trận) -Huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên có 10 xã, thị trấn, 118 bản, tổ dân phố. Trong đó, dân tộc Thái chiếm đa số (70,21% dân số của huyện); dân tộc Mông 14,57%... Những năm qua, huyện đã tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS). Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS.

Phú Yên: Đẩy mạnh hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất

Đức Cơ nỗ lực giúp người nghèo an cư

Hiệu quả từ chương trình hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho người dân vùng dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ninh

 Trò chơi dân gian tung còn được duy trì trong những ngày lễ, hội của người dân trên địa bàn huyện Mường Ảng.

Huyện thực hiện giải ngân kịp thời, hiệu quả các chương trình dự án. Đặc biệt, với các chương trình MTQG giai đoạn 2021 - 2025, UBND huyện Mường Ảng đã thành lập Ban Chỉ đạo các chương trình MTQG huyện Mường Ảng, giai đoạn 2021 - 2025. Chỉ đạo các xã kiện toàn Ban chỉ đạo cấp xã, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo để triển khai thực hiện chương trình. 9 tháng đầu năm 2022, Mường Ảng được phân bổ 26.584 triệu đồng; trong đó, nguồn vốn đầu tư xây dựng chương trình MTQG DTTS và miền núi 18.616 triệu đồng, huyện ưu tiên thực hiện 2 công trình (đường đi vào khu sản xuất bản Kéo Nánh xã Búng Lao; nâng cấp mặt đường từ trung tâm huyện đi xã Nặm Lịch (đoạn từ Km37 QL279 - xã Nặm Lịch). Các công trình đã được triển khai, dự kiến đến 31/1/2023 đạt 100% kế hoạch vốn giao. Công trình hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, giao thương, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

Quan tâm đào tạo nghề, tạo sinh kế cho đồng bào vùng DTTS; 9 tháng đầu năm 2022, huyện đã mở 8 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 144 lao động nông thôn. Chủ yếu là các lớp: Chăm sóc, phòng và trị bệnh trên đàn gia súc, gia cầm; kỹ thuật trồng rau, nấm an toàn sinh học; kỹ thuật chăm sóc cây cà phê, cây bưởi… Qua các lớp đào tạo, nhiều hộ đã tự tạo việc làm bằng việc áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của gia đình. Như gia đình anh Mùa A Thu, bản Co Hắm, xã Ẳng Nưa, huyện Mường Ảng. Anh Thu chia sẻ: Được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, phòng và trị bệnh cho trâu, bò nên tôi biết áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của gia đình, như bổ sung thức ăn tinh, các loại muối khoáng cho đàn gia súc vào mùa đông và thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh định kỳ, theo mùa đầy đủ. Nhờ đó, đàn bò của gia đình sinh trưởng phát triển tốt ít bị dịch bệnh. Trung bình mỗi năm gia đình tôi xuất bán 2 con bò, trừ chi phí đi thu lời gần 20 triệu đồng/năm từ nuôi bò.

Huyện Mường Ảng quan tâm bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS. Huyện đã quan tâm bảo tồn, khôi phục một số nghề thủ công truyền thống của đồng bào (đan lát, dệt thổ cẩm…); khôi phục một số lễ hội; làn điệu dân ca, dân vũ; trò chơi dân gian truyền thống: Lễ hội Cầu mưa, Lễ hội Cầu mùa (dân tộc Khơ Mú), Tết Nào Pê Chầu (dân tộc Mông); múa xoè (dân tộc Thái); tung còn; ném pa pao...). Bên cạnh đó, ngày hội văn hóa - thể thao các dân tộc được huyện duy trì hiệu quả thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc tham gia; qua đó, góp phần bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc, tạo động lực thúc đẩy, thu hút du khách đến với Mường Ảng.

Ông Tô Trọng Thiện, Chủ tịch UBND huyện Mường Ảng cho biết: Các chính sách dân tộc tiếp tục được các cấp, ngành chỉ đạo triển khai thực hiện khá quyết liệt và đạt những kết quả tích cực. Hạ tầng nông thôn, hệ thống kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS của huyện tiếp tục được quan tâm, ưu tiên tập trung đầu tư, tạo điều kiện lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu đi lại của Nhân dân trong vùng; hệ thống các công trình thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Nhiều chính sách đặc thù đối với miền núi vùng dân tộc thiểu số đã và đang triển khai trên địa bàn giúp Mường Ảng từng bước khắc phục khó khăn về cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, ổn định dân cư trên địa bàn huyện.

Thời gian tới thực hiện Đề án Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn huyện Mường Ảng. Ngoài việc tập trung các nguồn lực đầu tư cho cơ sở vật chất, đào tạo nghề, tạo sinh kế... Huyện tiếp tục quan tâm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống bằng việc mở các lớp truyền dạy: Hát Then dân tộc Thái; dân vũ dân tộc Khơ Mú; múa Khèn dân tộc Mông; thổi khèn lá, chơi đàn tính; thổi pí pặp...

Anh Nguyễn

 

Đồng chí Đỗ Văn Chiến Ủy viên Bộ Chính trị,
Bí thư Trung ương Đảng,
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam
Xem thêm
Gửi ban biên tập
Tìm kiếm văn bản